Là một món ăn truyền thống miền Bắc trong dịp Tết Đoan Ngọ, bánh ú tro(bánh nẳng) được khá nhiều người khen ngợi. Hãy cùng Circle Food tìm hiểu Cách làm bánh ú tro(bánh nẳng) thơm ngon nhé!
Mục lục
1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 1kg gạo nếp ( ngon nhất là nếp cái hoa vàng) nhặt sạch gạo tẻ lẫn trong gạo nếp.
- Nước tro để ngâm
- 1 quả gấc
- 1 bó lá dong
- Mật mía
2. Hướng dẫn cách làm bánh tro
2.1. Cách nấu nước tro:
- Linh hồn của món bánh này chính là nước tro ngon. Làm bằng nước tro tàu cũng được nhưng không tốt cho sức khoẻ và không có mùi thơm đặc trưng của tro tự nhiên. Tro để làm bánh được đốt từ rất nhiều loại cây mà tuỳ vùng miền sẽ có những bí quyết khác nhau: Rơm nếp, cành xoan, cành vải, cây dền gai, vỏ bưởi, vỏ chuối sứ, vỏ đỗ ….. ( phơi khô, các loại cành thì phơi còn nhựa) đốt thành than sau đó sảy lọc lấy bột than hoà với nước cho vào thùng nhựa để ngâm ( tuyệt đối ko ngâm vào vật liệu thiếc, nhôm nhé) 1 ngày. Đảo 5-6 lần / ngày đầu tiên.
- Ngày thứ 2 hoà ít vôi bột vào theo tỉ lệ vôi = 1/3 bột than. Để 1-2 ngày cho bột lắng xuống đáy hớt phần nước vàng trong phía trên thì đó chính là nước tro tàu. Trước khi ngâm bánh thì thử xem nước tro có vị hơi mặn và tê đầu lưỡi thì đó chính là nước tro chuẩn.
- Gạo nếp sau khi nhặt sạch hạt tẻ lẫn thì đãi nhanh qua nước, tránh đãi lâu quá ngấm nước lã. Sau đó xóc ráo ngâm nước tro theo tỉ lệ 1kg gạo = 1l-1,2l nước ngâm trong 22-24h ( 2 ngày cũng được) đến khi dùng ngón tay bấm thử hạt gạo thấy hạt gạo bở tơi là nước tro đã ngấm đủ vào gạo có thể sẵn sàng nấu.
- Dùng 1 quả gấc ngâm với gạo tiếp trong 1h. Sau đó chắt nước tro đã ngâm vào 1 chậu nhựa. Còn gạo xóc lại với nước cho sạch nhớt.
- Lá để gói có thể bằng lá tre, lá chít, lá chuối, lá dong. Nếu là lá chuối thì phải phơi còn lá dong thì phải luộc. Để phai bớt diệp lục của lá ( tạo màu xanh khi nấu bánh) nên rất nhiều bạn rõ là đã ngâm gạo nhưng nấu lại phai màu như bánh chưng khi khả năng cao là bạn đã bỏ quên công đoạn này.
2.2. Cách ủ bánh tro:
- Gói bánh chính tam giác hoặc bánh dài tuỳ mọi người, nhưng nhớ là GÓI LỎNG TAY ĐỂ BÁNH CHÍN CÒN CÓ CHỖ NỞ, mới dền bánh.
- – Lót lá ( đã luộc) xuống đáy nồi vài lớp sau đó xếp từng lớp bánh lên. Đổ hỗn hợp nước ngâm gạo có gấc ( nhặt bỏ sạch hạt) và nước cho đến khi mực nước cách mặt bánh khoảng 1-2 đốt tay. Đun nhừ bánh mất khoảng 5-6h. Nếu cạn nước thì chêm nước sôi TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHÊM NƯỚC LẠNH bánh dễ bị sượng.
- – Bánh chín bỏ ra xả qua nước cho nguội sau đó treo lên cho róc bánh. Ăn kèm mật mía hoặc chấm với đường.
- LƯU Ý : Tất cả đồ để làm bánh từ khâu chậu, rá, nồi nấu phải tuyệt đối không dính dầu mỡ. Nếu dính là bánh sẽ không chín được. Có thể thay gấc bằng nước luộc măng nhé.
- – Gạo ngâm qua nước tro tự nhiên thì nên xóc xả qua nước cho róc hãy gói còn nước tro tàu thì không cần.
- Cách làm bánh tro (bánh nẳng) tại nhà
- Cách làm bánh tro (bánh nẳng) tại nhà
- Yêu cầu: Theo công thức làm bánh tro như trên thì bánh phải có màu hổ phách. Bánh dẻo, dền không còn hình hạt gạo (còn là thành bánh chưng đó) Mọi người có thể dùng nồi áp suất để nấu cho nhanh cũng được nếu mình gói ít.
3. Thưởng thức:
- Bánh tro thường ăn kèm với các loại như bò Úc nướng lá thơm hay Gà xiên nướng sốt teriyaki.
- Hiện Circle Food đang nghiên cứu đưa loại bánh tro vào trong các bữa tiệc trà teabreak hoặc tiệc mặn finger food để đa dạng thực đơn.
4. Cách chọn gạo nếp
Phân biệt các loại gạo nếp ngon
Để có được cách chọn mua gạo nếp ngon, phù hợp với nhu cầu và khẩu vị, bạn sẽ cần phân biệt rõ các loại gạo nếp phổ biến trên thị trường hiện nay:
Gạo nếp cái hoa vàng
Gạo nếp cái hoa vàng là loại gạo có hình dáng to tròn, mẩy đều, màu trắng đục và hương thơm nhẹ đặc trưng. Khi nấu chín, hạt gạo sẽ trong và ráo, cho cơm thơm dẻo, mềm nhưng không nát. Hạt xôi ăn vừa thơm, vừa đậm đà, xôi vẫn dẻo ngay cả khi để nguội thời gian dài mà không bị khô cứng.
Gạo nếp nhung
Nếp nhung là loại gạo nếp có giá trị dinh dưỡng cao, được xuất khẩu ở khá nhiều quốc gia trên thế giới. Gạo hạt to, tròn, màu trắng đục tự nhiên và ít bị gãy nát. Đặc biệt, khi dùng để nấu các món xôi truyền thống, hạt xôi nếp nhung sẽ có độ dẻo, thơm, hương vị trọn vẹn ngay cả khi để nguội.
Gạo nếp cẩm
Hạt gạo nếp cẩm thường sẽ có màu thẫm, tím than hoặc đen thay vì màu trắng đục như các loại nếp thông thường. Trong gạo nếp cẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, giàu vitamin và khoáng chất, nên rất tốt cho việc bổ máu huyết, kích thích tiêu hóa, bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa ung thư hiệu quả,…
Gạo nếp ngỗng
Gạo nếp ngỗng cũng là loại gạo nếp ngon được nhiều người dùng ưa chuộng hiện nay. Khi nấu chín, hạt gạo tuy không nở quá nhiều, nhưng rất dẻo, mềm và hương thơm nhẹ. Hình dáng nếp ngỗng thường dài, to tròn giống như quả trứng ngỗng thu nhỏ, màu trắng sữa và hương vị rất tự nhiên.
Kinh nghiệm lựa chọn hương vị Kinh nghiệm lựa chọn hương vị
Kiểm định chất lượng gạo
Cách đơn giản nhất để lựa chọn gạo nếp ngon, an toàn đó là dựa trên chất lượng thực tế của hạt gạo. Cụ thể như sau:
Hình thức hạt gạo
– Gạo nếp ngon không phải ở kích thước hạt to hay nhỏ, mà quan trọng là đều hạt. Hạt gạo căng bóng, ít gãy vụn, không có nhiều hạt sạm màu, đổ lông, hay bị mùn hư hỏng.
– Hạt gạo bạc bụng quá nhiều, hoặc trắng lạ, thường là những loại gạo đã được xay xát quá kỹ, làm mất đi lớp cám gạo dinh dưỡng bao quanh hạt gạo.
– Trình trạng gạo trộn (trộn gạo kém chất lượng với gạo có chất lượng) để bán với giá cao trên thị trường hiện nay cũng rất phổ biến. Bởi vậy, để nhận biết gạo nếp ngon, bạn nên lấy một nhúm gạo và đặt vào lòng bàn tay để so sánh kích thước, màu sắc của hạt gạo.
Hương vị gạo
Ngoài việc nhận biết gạo sạch bằng mắt thường, bạn cũng có thể nếm thử và cảm nhận vị ngọt của gạo nếp. Chỉ cần cho vài hạt gạo vào miệng nhai thử, nếu là gạo nếp ngon sẽ có vị ngọt nhẹ, không có mùi vị gì lạ. Nhưng nếu là gạo nếp tẩm ướp hóa chất, gạo kém chất lượng, mùi vị sẽ không được ngon, quá nhạt hoặc quá nồng mùi hóa chất.
Bên cạnh việc nhìn vào màu sắc. Cách chọn gạo nếp ngon, an toàn tiếp theo là nếm thử. Chỉ cần cho vài hạt gạo vào miệng nhai thử, nếu là gạo nếp ngon sẽ có vị ngọt nhẹ, không có mùi vị gì lạ.
Ngoài ra người tiêu dùng có thể ngửi để phân biệt gạo ngon và gạo kém chất lượng. Nếu là gạo nếp ngon sẽ thấy có mùi thơm nhẹ, dễ chịu.
Mùi hương của gạo
Phân biệt gạo ngon và gạo kém chất lượng bằng cách ngửi mùi hương hạt gạo cũng là một cách rất hiệu quả. Gạo nếp ngon, chất lượng sẽ có mùi thơm nhẹ, hương thơm tự nhiên và đặc trưng của lúa mới, nhất là thời điểm khi cơm sôi. Trong khi đó, gạo kém chất lượng thường sẽ có mùi quá nồng, hoặc không mùi ngay cả khi nấu chín.
5. Ú tro bao nhiêu calo?
Đôi nét về bánh ú và cách làm
Trong mâm cỗ và bàn thờ cúng tổ tiên mỗi dịp Tết Đoan Ngọ ở nhiều gia đình hầu như không thể thiếu món bánh ú. Bánh ú hiện nay có hai loại: Bánh ú mặn nhân thịt gói bằng lá chuối và bánh ú nước tro gói bằng lá tre. Món bánh này không chỉ có giá trị tinh thần mà còn mang đến đến một nét đẹp ẩm thực với hương vị đậm đà khó quên.
Tùy thuộc vào nhu cầu làm bánh u mặn hay bánh u tro mà nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: Gạo nếp, đậu phộng, đậu xanh, nước cốt dừa, tôm khô, nấm đông cô, lạp xưởng, lòng đỏ trứng vịt muối, thịt heo,… Quy trình làm bánh ú sẽ thông qua ba bước gồm:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và mang đi rửa sạch, để ráo nước. Nhân bánh cần xào sơ và nêm cho vừa ăn.
Bước 2: Gói bánh: Lá chuối lau sạch, gập theo chiều quặn, cho nhân vào và gói bánh lại sao cho có hình chóp và cột ở 3 góc.
Bước 3: Nấu bánh: Xếp bánh vào nồi, đổ ngập nước và luộc trong khoảng 4 – 5 giờ cho bánh chín là có thể thưởng thức.
banh-u-bap-nhieu-calo-an-nhieu-banh-u-1.jpg
Bánh ú là món ăn truyền thống
Thành phần dinh dưỡng trong bánh ú
Những thành phần chính làm nên loại bánh này sẽ quyết định thành phần dinh dưỡng cũng như thông tin bánh ú bao nhiêu calo :
Bột gạo nếp và đường: Cung cấp carbohydrate, tăng cường sự tỉnh táo và đủ năng lượng cho các hoạt động hằng ngày.
Đậu xanh: Cung cấp năng lượng, chất xơ, chất đạm, chất béo, sắt, canxi, magie,…
Gừng: Chứa các chất dinh dưỡng như mangan, đồng, magiê và vitamin B6,… tốt cho sức khỏe.
Nhìn chung, bánh ú là một món ăn ngon miệng có khá nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ bánh ú cần khoa học để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nguyên liệu sạch làm bánh cũng rất quan trọng.
Bánh ú bao nhiêu calo?
Bánh ú được phân thành hai loại với sự khác biệt trong nguyên liệu nên câu trả lời cho câu hỏi bánh ú bao nhiêu calo cũng sẽ phụ thuộc vào loại bánh mà bạn tiêu thụ, cụ thể:
1 cái bánh ú tro không nhân có chứa khoảng 90 calo.
1 cái bánh ú tro có nhân khoảng 130 calo (nguyên liệu từ bột gạo nếp, có thể nhân đậu xanh).
1 cái bánh ú mặn có khoảng 349 calo (nhân đầy đủ gồm: Gạo nếp, thịt lợn, tôm, trứng muối, mộc nhĩ, đậu xanh).
banh-u-bap-nhieu-calo-an-nhieu-banh-u-2.jpg
Bánh ú nhân mặn có lượng calo khá lớn
Có thể thấy, hàm lượng calo trong từng loại bánh ú có sự chênh lệch khá lớn. Bánh mặn nhân đầy đủ mang đến năng lượng cao gấp 2 – 3 lần bánh ú chay. Bạn nên lưu ý những thông tin về bánh ú bao nhiêu calo này để chú ý khẩu phần ăn hằng ngày của mình.
Ăn bánh ú có mập không?
Nhìn chung, nếu chỉ ăn bánh ú không nhân, bạn sẽ không cần quá lăn tăn về vấn đề cân nặng. Tuy nhiên, nếu bạn thích ăn bánh ú mặn đầy đủ nhân với lượng calo lớn – tương đương 3 chén cơm trong một chiếc bánh, bạn nên cân nhắc lại.
Để xác định việc ăn bánh ú có mập không, bạn nên tính toán sao cho lượng calo nạp vào từ bánh ú so thấp hơn với tổng lượng calo cần thiết cho mỗi bữa ăn hằng ngày (khoảng 667kcal). Lúc này, cơ thể sẽ không xuất hiện năng lượng dư thừa gây tích mỡ. Bên cạnh đó, nếu bạn thích ăn bánh ú, bạn nên giảm lượng thức ăn từ các thực phẩm khác để tránh bị thừa cân, béo phì.
banh-u-bap-nhieu-calo-an-nhieu-banh-u-3.jpg
Nên thưởng thức bánh ú với trà nóng để thúc đẩy chuyển hóa năng lượng
Cách ăn bánh ú khoa học để không sợ tăng cân
Nếu bạn yêu thích ăn bánh ú, đặc biệt là bánh ú có nhân nhưng lại ngại vấn đề tăng cân, bạn có thể lưu ý sử dụng theo chế độ sau:
Chỉ nên ăn bánh ú với số lượng khoảng 2 – 3 cái/ngày đối với bánh ú chay. Riêng với bánh ú mặn, chỉ nên ăn một cái để kiểm soát tốt lượng calo nạp vào.
Có thể ăn kèm bánh ú với mật ong để tránh lượng calo tăng cao. Không nên ăn kèm với mật mía vì năng lượng trong loại mật này cao hơn, có thể khiến cơ thể bạn bị thừa năng lượng.
Nên ăn bánh ú vào sáng hoặc chiều, tránh ăn buổi tối dễ tích tụ mỡ thừa gây tăng cân.
Nên ăn bánh ú kèm trà ấm để tăng cường sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, giảm nguy cơ tích trữ năng lượng thừa.
Xem thêm: Cách làm cơm rượu nếp cái thơm ngon đón Tết Đoan Ngọ
Bài văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ Quý Mão 2023 trong nhà và ngoài trời chính xác nhất
[2023] Mâm cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ 3 miền gồm những gì?
6. Các dịch vụ khác của Circle Food
- Với kinh nghiệm hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực tiệc catering, Circle Food chuyên cung cấp
- Đặt tiệc teabreak trọn gói
- Bánh teabreak
- Đặt tiệc finger food
- Fruit box
- Teabreak box
- Đặt tiệc buffet tại nhà
- Giỏ trái cây hoa quả
- Giỏ quà Tết
- Nấu cỗ tại nhà
Vậy là quý khách đã nắm được Cách làm bánh ú tro(bánh nẳng) thơm ngon rồi. Để được tư vấn thêm vui lòng inbox fanpage Circle Food.
cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro
cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro
cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro
cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro
cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro cách làm bánh ú tro