Circle Food trân trọng thông báo Lịch nghỉ lễ Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5 năm 2024 để khách hàng tiện nắm bắt.
Mục lục
1. Lịch nghỉ lễ:
- Các dịch vụ của Circle Food sẽ tạm nghỉ trong 2 ngày 30/4 và 1/5 năm 2024.
- Mọi hoạt động sẽ hoạt động bình thường từ ngày 2/5/2024
- Đặt tiệc teabreak
- Đặt tiệc finger food
- Đặt tiệc buffet
- Giỏ quà trái cây hoa quả
- Giỏ quà Tết
2. 30/4 là ngày gì?
Ngày Giải phóng miền Nam 30/4/1975 là ngày lễ lớn, mang ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc Việt Nam ta. Đại thắng mùa xuân năm ấy đã đập tan chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc những chuỗi ngày khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về lịch sử cũng như ý nghĩa của ngày lễ này nhé!
Ngày Giải phóng miền Nam là ngày nào?
Ngày Giải phóng miền Nam là ngày nào?Ngày Giải phóng miền Nam là ngày nào?
Ngày 30/4 là ngày gì mà hàng năm người dân lại treo cờ tưởng nhớ? Cùng tìm hiểu về ngày lễ đặc biệt này nhé!
Ngày 30/4 là ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, giải phóng dân tộc do Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Chiến thắng vào ngày 30/4/1975 đánh dấu mốc son vàng chói lọi trong lịch sử, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta. Quân và dân ta đã đánh thắng đế quốc Mỹ – kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất trên thế giới lúc bấy giờ và chính quyền tay sai ở miền Nam, giành lại độc lập, chủ quyền và kết thúc cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho tổ quốc.
Hình ảnh hào hùng của quân và dân taHình ảnh hào hùng của quân và dân ta
Vào ngày này hàng năm, người dân lại có dịp nhìn lại hình ảnh hào hùng của quân và dân ta đó là hình ảnh người chiến sĩ Bùi Quang Thận cắm lá cờ đầu tiên trên nóc Dinh Độc Lập báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đánh dấu sự kiện Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mầu của chính thể Cộng hòa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Sau đó, để ghi nhớ công ơn của Hồ Chủ tịch, Sài Gòn lúc bấy giờ được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch sử, ý nghĩa của ngày Giải phóng miền Nam
Lịch sử ngày Giải phóng miền Nam
Lịch sử ngày giải phóng miền NamLịch sử ngày giải phóng miền Nam
Khoảng cuối năm 1974 tới đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận thấy tình hình lực lượng ở miền Nam có lợi cho Cách mạng nên đã đề ra chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị khẳng định “cả năm 1975 là thời cơ” và xác định rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì ngay lập tức giải phóng hoàn toàn miền Nam”.
Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế – Đà Nẵng càng làm cho quân ta quyết tâm hoàn thành sớm chiến lược giải phóng miền nam. Do đó, Bộ Chính trị đã ra quyết định tập trung lực lượng, binh khí kỹ thuật, vật chất nhanh nhất trước mùa mưa và đặt tên chiến dịch là chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngày 26/4 lúc 17 giờ quân ta bắt đầu chiến dịch. Năm cách quân của ta nhanh chóng vượt qua tuyến phòng thủ của địch và tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm cơ quan đầu não của địch. Vào 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng bộ binh húc cổng tiến đánh vào Dinh Độc Lập. Tổng thống Dương Văn Minh vừa lên chức ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Và lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4, lá cờ đầu tiên được chiến sĩ Bùi Quang Thận cắm trên nóc Dinh, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Ý nghĩa ngày Giải phóng miền Nam
Ý nghĩa ngày Giải phóng miền Nam 1975Ý nghĩa ngày Giải phóng miền Nam 1975
Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 lịch sử đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo cách mạng, cũng như chứng minh được tinh thần bất khuất, tự cường, tự lực, bền bỉ, hào hùng của dân tộc Việt Nam ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.
Ngày 30 tháng 4 là ngày lễ toàn dân mang ý nghĩa lịch sử trọng đại, đây là dịp hàng năm nhắc nhở thế hệ con cháu về sự hi sinh và tinh thần quật khởi của đồng bào ta cùng máu và nước mắt vì sự độc lập, tự do của ngày hôm nay.
Hoạt động kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam
Hoạt động kỷ niệm ngày Giải phóng miền Hoạt động kỷ niệm ngày Giải phóng miền
Vào ngày 30/4 hàng năm, nhiều hoạt động kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam được tổ chức để nhắc lại những trang sử vẻ vang của đất nước và khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Sau đây là một vài hoạt động kỷ niệm nổi bật:
Tổ chức viếng thăm nghĩa trang
Tổ chức viếng thăm nghĩa trangTổ chức viếng thăm nghĩa trang
Tổ chức viếng thăm nghĩa trang liệt sỹ là hoạt động thường niên diễn ra vào ngày 30/4 để tưởng nhớ đối với những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ, những người có công với đất nước đã sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì hòa bình của dân tộc. Hoạt động viếng thăm nghĩa trang liệt sỹ là một hoạt động mang ý nghĩa cao cả.
Tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ ở trường học, cơ quan
Tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ ở trường học, cơ quanTổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ ở trường học, cơ quan
Các hoạt động văn nghệ như: Tổ chức thi văn nghệ hát múa, thi diễn kịch, tổ chức cuộc thi kể chuyện, thi tìm hiểu lịch sử ngày truyền thống 30/4 và 1/5, ở trường học hay cơ quan nhận được đông đảo sự tham gia và mang ý nghĩa lớn lao, tuyên truyền lịch sử hào hùng của dân tộc cho thế hệ sau.
Thăm hỏi các gia đình chính sách, cựu chiến binh, thương binh, liệt sĩ
Thăm hỏi các gia đình chính sách, cựu chiến binh, thương binh, liệt sĩThăm hỏi các gia đình chính sách, cựu chiến binh, thương binh, liệt sĩ
Thăm hỏi các gia đình chính sách là một trong những hoạt động thường niên quan trọng, nhằm để bày tỏ tình cảm và sự quan tâm, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, các cấp lãnh đạo tới một số hộ gia đình chính sách.
3. 1/5 là ngày gì?
Ngày 1/5 bắt nguồn từ thành phố công nghiệp lớn Chicago, Mỹ. Năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: “…Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ chối từ.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ: “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”. Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia.
Ý nghĩa Ngày Quốc tế Lao động 1/5 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5 đầu tiên ở Việt Nam
Ngày 1/5 được xem là ngày mừng thắng lợi đã đạt được, nêu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới và biểu lộ tình đoàn kết với những người lao động các nước khác. Ngày 1/5 cũng là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Ngày nay, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên được tổ chức vào năm 1930. Ngày 1/5/1930 – lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân ở Đông Dương, giai cấp công nhân nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã biểu tình ngoài đường phố để biểu dương tình đoàn kết cách mạng với công nhân quốc tế, đồng thời đấu tranh trực diện với bọn đế quốc thực dân Pháp, đòi Pháp phải cải thiện điều kiện làm việc, phải tăng lương và thực hiện luật lao động ngày làm việc 8 giờ. Đó là điểm bắt đầu cho cả cao trào 1930 – 1931 với đỉnh cao là phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh.
Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế Lao động được tổ chức kỷ niệm mit-tinh trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 20 vạn nhân dân lao động.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22c NV/CC ngày 18/2/1946 về những ngày nghỉ Tết, lễ kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo, trong đó công bố: Ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức và công nhân lao động cả nước sẽ được nghỉ 1 ngày hưởng nguyên lương.
Kỷ niệm 136 năm ngày Quốc tế Lao động 1/5/2022 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vai trò, vị trí, những đóng góp to lớn của lực lực lượng công nhân và người lao động cho sự phát triển của xã hội. Hòa cùng khí thế chung đó, trước bối cảnh ảnh hưởng nặng nề của bệnh dịch Covid-19 trong thời gian qua đến hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh. Phát huy truyền thống quý báu của dân tộc và giai cấp công nhân Việt Nam, các cấp Công đoàn và lực lượng công nhân, người lao động Huyện Hưng Hà phấn đấu nâng cao chất lượng sản xuất, hồi phục nền kinh tế trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế Lao động 1/5, 132 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5) và Tháng Công nhân năm 2022.