Trong tháng cô hồn 2024 này thì việc sắm sửa Cúng rằm tháng 7 mua vàng mã gì khiến khá nhiều người đau đầu. Hãy cùng Circle Food giải đáp điều đó trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Ý nghĩa của rằm tháng 7
Trong nghi thức cúng lễ của người Việt, rằm tháng 7 âm lịch là một trong những ngày lễ lớn trong năm. Rằm tháng 7 còn được gọi là Lễ Vu Lan, Ngày Xá tội vong nhân, tết Trung Nguyên. Vậy Lễ Vu lan, Xá tội vong nhân, Tết Trung nguyên có phải là một? Cùng tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ và ý nghĩa của các nghi lễ này.
Trung Nguyên được cho là một tiết khí của văn hóa Đạo giáo vào ngày 15 tháng 7 nông lịch hay còn gọi là lịch mặt trăng. Đạo giáo quan niệm, một năm chia làm ba tiết gọi là “Tam Nguyên” là ngày giáng trần của “Tam quan”: Thượng nguyên tiết là vào rằm tháng Giêng; Trung nguyên tiết vào rằm tháng 7 và Hạ nguyên tiết vào rằm tháng 10. Ba tiết nhật này là ba ngày quan trọng trong một năm của văn hóa Đạo giáo và ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống văn hóa Á Đông.
Lễ hội Vu lan xuất phát từ sự tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Theo kinh Vu Lan Bồn, Lễ Vu Lan phát xuất từ thời Đức Phật; Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên – một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật.
Xá tội vong nhân là tục lệ có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian. Theo phong tục của một số nước Á Đông, ngày rằm tháng 7 là ngày mở cửa địa ngục ân xá cho các vong linh không nơi nương tựa. Vì thế để các linh hồn lang bạt không quấy nhiễu cuộc sống dương gian người ta thường dâng cúng lễ vật vào ngày rằm tháng 7 để cầu mong sự bình yên.
Như vậy, có thể thấy nguồn gốc của các lễ tiết trong ngày rằm tháng 7 là khác nhau: Tết Trung nguyên có nguồn gốc từ Đạo giáo. Vu lan có nguồn gốc từ Phật giáo. Còn ngày Xá tội vong nhân lại mang màu sắc dân gian.
Xét về ý nghĩa, Trung nguyên vốn là tiết đánh dấu kết thúc nửa đầu của năm âm lịch. Ban đầu giới tu hành lấy ngày đó để chay tịnh và thiết đàn tế tự, sau dần trở thành ngày lễ dân gian cúng chay và đốt mã để dâng tiến gia tiên.
2. Cúng rằm tháng 7 mua vàng mã gì?
Vàng mã cúng cô hồn rằm tháng 7 gồm những gì? Yếu tố không thể thiếu trong mâm cúng cô hồn rằm tháng 7. Hãy cùng tìm hiểu xem những loại vàng mã nào đặt trên mâm qua bài viết này nhé.
Tháng cô hồn tháng của những âm hồn được cho về trần gian. Tháng này các gia chủ cần chú ý đến việc đi lại, việc làm ăn của mình. Thường thì người ta cúng cô hồn vào trước ngày Rằm tháng 7 âm lịch. Các vật lễ cần chuẩn bị chu đáo, đủ, đúng theo phong tục, nghi thức.
Cúng cô hồn rằm tháng 7
1. Vàng mã cúng cô hồn rằm tháng 7 gồm những gì?
Trên mâm cúng cô hồn tháng 7 thì cần có các loại vàng mã:
-20 đến 50 bộ quần áo chúng sinh
-15 lễ tiền vàng trở lên
-Mâm ngũ quả và tiền chúng sinh
-Ngô hoặc khoai sắn luộc, bắp rang
-Bánh kẹo
-Các mệnh giá tiền mặt
-Khi bày tiền vàng trên mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương, bày lễ và cúng ngoài trời.
Thường thì sau khi thắp hương đọc văn khấn xong thì cần phải đốt vàng mã. Đây là bước không thể không làm. Gia chủ cần lưu ý bước này.
Xem thêm: Tháng Cô Hồn Có Nên Đi Du Lịch Không Tìm Hiểu Và Lời Khuyên Cần Biết 2024
3. Cách cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất
Cúng Phật
Vị trí đặt lễ: lễ cúng Phật phải được đặt ở vị trí cao nhất để tránh tội bất kính, dẫn đến những điều không may.
Khi cúng rằm tháng 7, gia chủ có thể chọn mua hoa huệ, hoa sen, hoa ngâu hoặc hoa mẫu đơn để đặt lên bàn thờ Phật. Tuyệt đối không được dùng những loại hoa dại, hoa tạp để cúng vào ngày cô hồn.
Để cúng Phật, bạn có thể chuẩn bị sẵn một mâm cơm cúng rằm tháng 7 – dùng đồ chay.
Cúng thần linh và gia tiên
Vị trí đặt lễ: Lễ cúng thần linh phải được đặt ở dưới lễ Phật và trên lễ cúng tổ tiên.
Theo phong tục của ông bà ta từ xưa đến nay, mâm cỗ cúng thần linh thường có xôi và một con gà nguyên con. Gia chủ cũng nên chuẩn bị thêm bình hoa, trái cây và rượu cho mâm lễ thêm đầy đủ, chu đáo.
Lễ cúng tổ tiên nên có một mâm cơm, có thể là mặn hay chay tùy ý của gia chủ. Với mâm mặn thì nên chuẩn bị đầy đủ các món như: xôi gấc, gà luộc, canh, những món xào,… Đồng thời, gia chủ nên đặt lên trên mâm tiền vàng mã, những vật dụng làm bằng giấy giống như đồ thật cho người cõi âm, chẳng hạn như: quần áo, giày dép, ngựa, xe, các vật trang sức,…
Cúng cô hồn, vong linh
Vị trí đặt lễ: Nghi lễ cúng cô hồn nên được thực hiện ở ngoài trời, hoặc trước cửa chính của nhà.
Mâm lễ cúng cô hồn sẽ bao gồm những vật dụng như: tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo làm từ giấy với số lượng nhiều (từ 20 đến 40 bộ), hoa, mâm ngũ quả… Như đã nói ở trên, gia chủ tuyệt đối không được cúng đồ mặn cho những vong linh. Thay vào đó thì nên chuẩn bị khoai lang luộc, ngô luộc, bỏng ngô, sắn luộc, kẹo bánh… Nếu cúng cháo trắng thì nên đặt thêm mâm gạo muối và 5 cái bát, 5 đôi đũa…
Lưu ý, khi rải tiền vàng ra mâm cúng, bạn nên để đều theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi hướng nên thắp từ 3, 5 hoặc 7 nén nhang. Với những thông tin trên đây, hy vọng gia chủ sẽ biết được cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng, tránh gặp phải những mạo phạm không đáng có.
4. Cách đốt vàng mã ngày rằm tháng 7 đúng cách
Sau khi cúng lễ rằm tháng 7 xong, đến phần hóa vàng. Theo đó, mang phần tiền và đồ lễ gia tiên để hóa trước cho khỏi nhầm lẫn, sau đó đến những đồ cúng chúng sinh.
Mọi việc nên làm trước 11h30 trưa ngày 15/7 Âm lịch hoặc chọn giờ và ngày cúng hợp với tuổi của gia chủ. Theo quan niệm dân gian, tuyệt đối không cúng và hóa vàng sau ngày 15/7 Âm lịch vì khi đó cửa địa phủ đã đóng lại, cúng lễ cũng vô ích.
Hướng dẫn cách hóa vàng ngày rằm tháng 7 theo dân gian
Bên cạnh việc chuẩn bị tiền vàng cho lễ cúng, cũng cần lưu ý đến cách hóa vàng rằm tháng 7 để thể hiện sự thành tâm của mình và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện phong tục tâm linh này:
– Khi đốt vàng mã cúng rằm tháng 7, hãy làm điều này một cách chậm rãi và từ tốn, vừa đốt vừa kêu tên của người đã khuất.
– Không gom tất cả lễ vật vàng mã vào lửa và đốt nhanh một lần cho xong. Điều này được cho là hấp tấp, không thành tâm, mạo phạm đến thần linh và ông bà tổ tiên.
– Khi hóa vàng, hãy bắt đầu với thứ tự đầu tiên là gia thần, sau đó mới đến gia tiên. Trước khi hạ mỗi lễ, bạn nên vái ba lần và khấn nguyện. Khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
– Hãy ghi rõ họ tên của người đã khuất trên vật dụng vàng mã đang đốt. Lưu ý, bạn không được sử dụng từ “chết”, thay vào đó sử dụng từ “đại nạn” vào năm nào họ qua đời. Điều này mang ý nghĩa tôn trọng và không mạo phạm đến người đã khuất.
– Khi đốt vàng mã, không dùng cây nhấn vào tiền đang đốt, để tránh làm cho phần tro bị nát hết.
Ngoài ra, gia chủ cũng cần tránh dùng nước dội thẳng vào lửa khi lửa chưa tàn hết. Những hành động này có thể mang lại điều không may và ảnh hưởng đến sự chứng giám và phù hộ của thần linh và tổ tiên.
Xem thêm: Cách cúng rằm tháng 7 cho công ty cửa hàng chuẩn nhất 2024
5. Dịch vụ mâm cỗ cúng rằm tháng 7 tại Hà Nội
- Với kinh nghiệm hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực nấu cỗ tại nhà, Circle Food sẽ mang tới cho các bạn trải nghiệm ấn tượng với các Dịch vụ đặt mâm cỗ cúng rằm tháng 7 – Lễ Vu lan – Cúng cô hồn chất lượng với đủ các mức giá từ 300k – 2 triệu đồng tùy theo các định mức và ngân sách túi tiền gia chủ.
- Chúng tôi hiện giao các khu vực nội thành và các huyện ngoại thành giá ranh.
- Bên cạnh đó, nếu bạn muốn có sự mới lại thì có thể đặt thêm các loại bánh teabreak hoặc set Giỏ quà trái cây hoa quả đi thăm viếng người ốm.
Xem thêm: [2024] Cúng rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn?
Vậy là quý khách đã nắm được cúng rằm tháng 7 mua vàng mã gì rồi. Để đặt mua vui lòng inbox fanpage Circle Food.