Khá nhiều người quan tâm tới vấn đề cúng rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn? Dưới đây là giải đáp của Circle Food gửi dành cho các bạn.
Mục lục
1. Tại sao nên cúng rằm tháng 7?
Rằm tháng 7 là ngày Tết Trung Nguyên, cũng là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Á Đông. Nhiều người cho đến nay vẫn còn nhầm lẫn, cho rằng rằm tháng 7 và lễ Vu lan là một. Thực ra đây là hai lễ khác nhau hoàn toàn. Ngày xá tội vong nhân còn gọi là lễ cúng cô hồn, mục đích để cầu siêu, tưởng nhớ những vong hồn lang thang. Trong khi đó lễ Vu lan là ngày lễ để con cháu tri ân, báo hiếu tổ tiên, gia tiên, cha mẹ đã khuất, mục đích để giáo dục con người về lòng hiếu thảo, biết ơn và biết đền ơn đấng sinh thành.
Năm Kỷ Hợi 2019, ngày rằm tháng 7 rơi vào thứ 7, ngày 15/8/2019. Thông thường bắt đầu từ ngày mồng 2 đến ngày 14/7 âm lịch nhiều gia đình đã làm lễ cúng chúng sinh và cử hành đại lễ Vu Lan tại nhà.
Khác với các ngày rằm khác trong năm, nhiều gia đình không cúng rằm tháng 7 đúng ngày 15/7 âm lịch mà thường thực hiện lễ cúng này trước.
Lý giải về tục lệ này, chia sẻ trên Dân trí, tiến sỹ Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng, việc cúng rằm tháng 7 trước 15 âm lịch xuất phát từ các truyền thuyết dân gian. Người xưa quan niệm ngày 15/7 âm lịch là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa”, sau ngày này người cõi âm sẽ không thể nhận đồ được nữa.
Ngoài ra còn có truyền thuyết kể lại trong “thế giới tâm linh” có một dòng sông chở hàng của người trần gửi cho người âm, đó là Sông Chở Mã. Sau ngày 15/7 âm lịch, “thuyền chở mã” đã rời bến nên đốt mã sau ngày đó sẽ không có giá trị cho người âm nữa. Cũng vì quan niệm trên mà dân gian thường có thói quen cúng rằm tháng 7 trước ngày 15/7 âm lịch, lâu dần hình thành thói quen, tục lệ truyền từ đời này sang đời khác.
Về thời gian cúng rằm tháng 7, theo tục lệ, lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên được thực hiện vào ban ngày, lễ cúng chúng sinh, cô hồn không nơi nương tựa diễn ra vào buổi chiều tối. Theo quan niệm Phật giáo, lễ cúng cô hồn không nên làm cỗ mặn bởi đồ ăn mặn sẽ khơi dậy “tham, sân, si” khiến vong hồn khó siêu thoát, mãi quanh quẩn ở trần thế quấy nhiễu dương gian.
Dù chuẩn bị lễ cúng như thế nào, cũng cần lòng thành và sự trang nghiêm, không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mới là tỏ lòng thành kính. Mâm cỗ cúng cô hồn trong truyền thống thường bao gồm: cháo loãng, gạo, muôi, cơm trắng, canh, nước lã, xôi, chè (các loại chè), khoai (khoai lang, khoai sọ) luộc, bỏng ngô, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, hương hoa, quần áo chúng sinh… Mâm cúng cần được trình bày sạch sẽ gọn gàng và thể hiện được thái độ trân trọng.
Nơi cúng cô hồn thường được đặt ở vỉa hè, khu vực ngã ba, cổng làng… Tuyệt đối không để mâm cúng trong nhà hoặc phạm vi nơi ở. Việc cúng cô hồn tiến hành sau khi đã cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên.
Xem thêm: Cách cúng cô hồn trong nhà nhanh chóng hiệu quả 2024
2. Cúng rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn?
Nhiều người cho rằng khi làm mâm lễ vật dâng cúng, nên chuẩn bị đồ cúng chay cho thanh tịnh. Ngược lại, một số ý kiến lại cho rằng nên làm mâm cúng mặn để món ăn được thêm phần phong phú, đa dạng. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ một tài liệu nào có ghi chép rõ ràng rằng mâm cúng nên làm chay hay mặn.
Việc cúng cỗ chay hay mặn không chỉ phụ thuộc vào dịp lễ mà còn tùy thuộc vào phong tục và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Bởi vì không phải nhà nào cũng ăn chay, tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng gia đình để mà cân đo đong đếm. Dù cho có làm mâm cỗ chay hay mặn, điều quan trọng nhất khi chuẩn bị mâm cỗ cúng là lòng thành của mỗi người hướng về ông bà, tổ tiên, thần linh, như vậy là đủ.
Đại đức Thích Minh Quang – trụ trì chùa Địa Tạng Phi Lai (Hà Nam), nêu quan điểm về điều này: “Chay hay mặn thì theo cá nhân thầy phụ thuộc phong tục, tập quán của từng gia đình, địa phương. Ví như anh học Phật, anh muốn cúng chay nhưng vợ anh, bố mẹ, anh chị lại không muốn cúng chay. Vì mong muốn của bản thân mà gia đình phải cãi vã, bất hòa với nhau thì mâm cơm chay đó có còn thanh tịnh nữa không? Vậy nên hãy tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Thuận duyên thì mình cúng chay thanh tịnh, không thuận duyên mình có thể mua đồ chế biến sẵn khác lên cúng”.
3. Gợi ý mâm cúng chay rằm tháng 7
1. Xôi đỗ xanh – Xôi vò hạt sen
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 không thể thiếu xôi đỗ xanh với các nguyên liệu rất dễ tìm, bao gồm: Gạo nếp cái hoa vàng, đỗ xanh và muối hột.
Để nấu xôi đỗ xanh ngon, gạo nếp cái hoa vàng cùng đỗ xanh cần được đem đãi sạch rồi ngâm cùng nước ấm trước khi đồ sôi. Để tiết kiệm thời gian bạn có thể ngâm gạo qua đêm. Gạo và đỗ xanh sau khi ngâm xong đem đổ ra rá rồi để cho ráo nước. Tiếp đó trộn thêm một chút muối hột vào hỗn hợp đỗ gạo.
Đun sôi nước rồi đặt xửng hấp vào nồi. Đổ phần đỗ xanh cùng gạo nếp vào xửng sau đó đậy vung đồ chín xôi. Trong quá trình đồ xôi, bạn nên dùng 1 muôi đảo xôi đến khi chín đều.
Xôi chín, đem xơi ra một chiếc đĩa tròn sạch để xếp lên mâm cúng. Hoặc bạn có thể cho xôi vào 1 bát tô, nén chặt xuống rồi đổ ra đĩa cho đẹp.
Ngoài ra nếu muốn đổi món với xôi vò hạt sen thì cách làm cũng tương tự. Hạt sen ninh chín bở và đậu xanh đồ chín rồi giã nhuyễn. Sau khi đồ xôi chín thì trộn đậu xanh cho đến khi xôi tơi ra thì trộn tiếp hạt sen.
2. Đậu sốt nấm – Đậu phụ tẩm bột chiên giòn
Đậu là một trong những nguyên liệu được dùng phổ biến trong các món ăn chay.
Với món đậu sốt nấm, nấm hương sau khi ngâm cho nở sẽ đem rửa sạch thái lát. Đậu phụ thái miếng vuông.
Tiếp đến, phi thơm hành, gừng đập dập rồi cho nấm hương vào đảo đều. Thêm nước vào nồi cho sôi rồi thả đậu vào để sôi thêm 10 phút. Nêm gia vị, hành hoa, chút tiêu rồi tắt bếp. Cách làm đậu sốt nấm khá nhanh nên rất tiện cho các bạn bận rộn.
Còn với đậu phụ tẩm bột chiên giòn, bạn cần trộn hỗn hợp bột gồm ¾ chén bột ngô, ¼ chén bột ngũ cốc, gia vị, hạt tiêu đen với một ít nước. Đậu phụ cắt thành những miếng vuông, lăn qua hỗn hợp bột rồi rán vàng đều các mặt.
3. Chả đậu xanh chiên xù – Khoai môn chiên xù
Đậu xanh ngâm cho mềm, hấp chín rồi xay nhuyễn. Đậu phụ dằm nát. Mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở rồi băm nhỏ.
Trộn đều đậu phụ, đậu xanh, mộc nhĩ cùng tiêu, bột canh, bột ngọt rồi viên từng viên tròn lăn qua bột chiên xù rồi ấn dẹt.
Cho dầu vào chảo cho nóng già rồi thả từng viên bột vào chiên vàng đều 2 mặt
Nếu không thích các món làm từ đậu xanh, bạn có thể thay thế nguyên liệu này bằng khoai môn.
Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín rồi mang nghiền nhỏ, trộn cùng bột mì và ít đường trắng. Viên hỗn hợp này lại thành từng viên tròn rồi lăn qua bột chiên xù và chiên trong chảo dầu nóng cho đến khi vàng đều.
Để món chiên được thơm ngon và không ngấy do ngậm dầu, khi vớt ra, bạn nên cho vào giấy thấm dầu trước khi bày vào đĩa.
4. Chả mực chay
Nấm sò, su hào, cà rốt, thì là, hành tây sau khi sơ chế, rửa sạch, thái nhỏ đem trộn đều cùng gia vị. Sau đó trộn với hỗn hợp sền sệt gồm bột mì, bột gạo, bột ngô rồi viên lại thành các viên chả và đem chiên vàng.
5. Canh nấm chay
Cách làm canh nấm chay không quá khó nhưng không phải ai cũng biết làm cho ngon và giữ được hương vị của nấm. Một số loại nấm thường dùng cho món canh nấm chay như nấm rơm, nấm hương, nấm linh chi… Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị đậu phụ non, thịt chay, cà rốt, su hào, hạt sen, hành lá và các gia vị như dầu mè (hoặc dầu hào), hạt nêm chay, tiêu.
Để nấu canh nấm chay ngon, trước tiên các loại nấm rửa sạch rồi để ráo; cà rốt, su hào gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt khúc vuông quân cờ vừa ăn. Thịt chay và đậu phụ non thái miếng vừa ăn, hạt sen ngâm rửa cho sạch rồi bỏ tâm xanh đi. Hành lá nhặt và rửa sạch rồi cắt khúc.
Bắc nồi lên bếp, thêm dầu ăn vào rồi phi thơm tỏi, hành tím. Khi hành tỏi phi vàng xong bạn cho thêm nước lạnh rồi đun sôi. Khi thấy nước nóng ở nhiệt độ nhất định thì thả đậu phụ, nấm rơm, nấm hương cùng cà rốt vào. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Khi canh chín, bạn cho thêm chút hành lá và rau mùi cùng hạt tiêu xay để tăng thêm hương vị cho món ăn.
6. Miến trộn chay
Để làm miến trộn chay, bạn cần chuẩn bị: nấm tai mèo, đậu phụ, cà rốt, lạc và rau thơm
Các nguyên liệu đem sơ chế: nấm tai mèo, đậu phụ chiên thái chỉ, cà rốt bào sợi xào chín tới. Miến trần qua nước sôi để ráo rồi trộn cùng các nguyên liệu trên. Tiếp đó bạn chỉ cần rắc lạc và rau thơm lên trên là đã hoàn thành món miến trộn chay cho mâm cơm cúng rằm tháng 7 rồi.
7. Bánh hỏi lá cẩm
Món bánh hỏi là cẩm nghe tên có vẻ cầu kỳ nhưng nguyên liệu và cách làm lại không quá khó đâu.
Bạn cần chuẩn bị nửa gói bánh hỏi lá cẩm khô (khoảng 15 cuốn) cùng bột nêm chay, tiêu, dầu ăn, muối, hành lá.
Lưu ý hãy chuẩn bị sẵn sàng 1 cái rổ, 2 cái thau và 1 ấm đun nước sôi. Xếp bánh hỏi từng chồng vào trong rổ, sau đó đặt rổ bánh hỏi vào 1 cái thau không. Thau còn lại chứa khoảng ¾ nước đun sôi để nguội.
Đun nước thật sôi, sau đó dội vào thau có chứa rổ bánh hỏi cho đến khi nước ngập mặt bánh. Thời gian ngâm bánh là 1 phút 15 giây tính từ lúc bắt đầu chế nước sôi. Chú ý không ngâm bánh quá thời gian trên, bánh sẽ bị nát, màu nhạt.
Lấy rổ bánh hỏi ra khỏi thau nước nóng và nhúng ngay vào thau nước lạnh trong vòng 2 giây. Sau đó, cho rổ bánh ra làm ráo nước bằng cách gõ nhẹ vào rổ, gỡ từng miếng bánh hỏi ra đặt vào đĩa để khoảng 15-20 phút cho ráo. Sau đó cuốn lại xếp vào đĩa.
Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn vào đun nóng. Dầu nóng già tắt bếp, cho chỗ hành lá ở trên vào đảo đều, cho ra đĩa, khi ăn dưới lên phía trên những cuốn bánh hỏi.
Nước chấm bánh hỏi chua ngọt. Ớt rửa sạch, băm nhỏ. Chanh gọt vỏ, bổ đôi, vắt lấy nước cốt. Cà rốt thái lát mỏng ngâm với chút dấm, đường. Pha nước chấm nem từ muối, nước cốt chanh, đường, ớt và chút nước màu để tạo màu cho nước chấm. Sau khi muối, đường đã tan hoàn toàn, cho phần cà rốt ở trên vào, nêm nếm cho vừa ăn là được.
8. Gà chay
Cũng tương tự như mâm cỗ mặn, thì với mâm cỗ chay, món gà thường không thể thiếu. Dưới đây là cách làm món gà chay cực ngon lại đơn giản tại nhà để cúng rằm tháng 7.
Nguyên liệu cần có: váng đậu tươi, lá chanh, rau mùi, nấm hương, xì dầu, dầu mè, ngũ vị hương, đường, rượu gạo, muối, gừng tươi, nước nấm ngâm, nước luộc rau củ.
Cách làm gà chay khá đơn giản. Trước tiên, bạn hãy ngâm nấm hương trong nước đến khi mềm rồi cắt bỏ phần chân nấm sau đó thái nhỏ. Giữ lại phần nước ngâm nấm để làm nước sốt.
Cho 2 thìa nước nấm ngâm, nước luộc rau củ, 2 thìa canh nước tương, 2 thìa canh dầu vừng, 1/2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê rượu gạo, 1/2 thìa cà phê muối cùng 1 miếng gừng tươi băm nhỏ vào chảo và đun với ngon lửa to.
Khi thấy nước sôi, vặn nhỏ lửa rồi đun tiếp trong khoảng 2 phút nữa. Nếu thích nước sốt đặc bạn có thể pha thêm chút bột năng.
Bắc chảo lên bếp rồi cho thêm chút dầu ăn vào, dầu sôi bạn cho nấm và nước tương, dầu vừng cùng ngũ vị hương vào xào khoảng 2 – 3 phút rồi tắt bếp.
Lấy lá váng đậu cắt làm đôi rồi nhúng vào phần nước sốt vừa đun lúc trước sau đó gấp lại thành các hình chữ nhật. Lần lượt xếp chồng các lá lên nhau.
Lưu ý, bạn nên để dành một lá váng đậu để sau cùng bọc lại phần váng đậu quết nước sốt và nhân nấm đã xào rồi cuộn lại như làm nem.
Đặt cuộn gà chay vào nồi hấp khoảng 15 phút là được. Bạn nên xếp phần mép cuộn úp xuống để phần cuộn gà không bị bung ra nhé.
9. Gỏi cuốn ngũ sắc
Nguyên liệu gỏi cuốn cần có: 12 tờ bánh tráng, đường kính 22cm, 2 quả bơ, thái lát mỏng, rau mùi tươi, non, rau húng bạc hà, bắp cải tím, thái sợi nhỏ; cà rốt, dưa chuột thái sợi bằng que diêm, giá đỗ.
Chuẩn bị nguyên liệu nước sốt: 150gr đậu phụ, 70gr bơ đậu phộng mịn, 2 thìa canh rượu gạo, 1 thìa canh bột miso, 3 thìa cà phê mật ong, 3 thìa cà phê gừng xay nhỏ, 1 tép tỏi nhỏ nghiền nát.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Các thành phần trong nước sốt cho vào máy xay sinh tố, xay thật mịn, bỏ ra bát đồ chấm.
Bước 2: Làm mềm bánh tráng bằng cách nhúng vào nước lạnh rồi để ráo.
Bước 3: Trải bánh tráng lên mặt phẳng rồi cuốn theo thứ tự: 2 lát quả bơ, 2 ngọn rau mùi, 2 ngọn rau bạc hà, một ít bắp cải tím, cà rốt, dưa chuột, giá đỗ. Cuốn hai đầu bánh tráng và cuộn chặt tay.
Bước 4: Cắt đôi gỏi cuốn rồi trang trí lên đĩa, chấm cùng nước sốt đã làm.
10. Đậu đũa luộc rưới sốt mè
Đậu đũa đem rửa sạch rồi cắt thành từng khúc dài từ 6 – 8cm. Đem đậu đã sơ chế luộc chín rồi ngâm trong nước đá để đậu xanh và giòn hơn.
Cho một thìa mè rang cùng sốt mè vào bát nhỏ. Thêm một chút nước rồi khuấy đều tay cho tới khi tạo thành một hỗn hợp nhuyễn.
4. Gợi ý mâm cúng mặn rằm tháng 7
1.Xôi Đỗ Xanh
Trong danh sách các món mặn cho bàn cúng rằm tháng 7, xôi đỗ xanh chắc chắn là món không thể thiếu. Xôi đỗ xanh được làm từ gạo nếp cái hoa vàng phối hợp với đậu xanh, mang lại màu sắc rực rỡ và hương thơm độc đáo.
Món này không chỉ thể hiện sự tinh tế về hương vị và màu sắc mà còn truyền tải ý nghĩa về sự phồn thịnh, may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống. Khi đặt xôi đỗ xanh lên bàn cúng, chúng ta tưởng nhớ sự đổi mới, sự tươi mới và kính trọng đối với tổ tiên.
2.Gà Luộc
Gà luộc là món ăn truyền thống thường góp mặt trên bàn cúng Rằm tháng 7. Thịt gà mềm mịn kết hợp với lớp da giòn rụm tạo nên hương vị độc đáo. Món gà luộc không chỉ đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa thanh khiết, tươi mới và kính trọng đối với tổ tiên.
Qua việc dâng món ăn này, chúng ta tôn vinh sự trong sáng, sạch sẽ của tâm hồn và tôn kính những người đi trước. Gà luộc trở thành một biểu tượng văn hóa thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng trong lễ cúng và gắn kết gia đình.
3.Giò Lụa
Món ăn ngon mắt và mang ý nghĩa tượng trưng quan trọng. Với vẻ ngoại trắng sáng và hương vị thơm ngon, giò lụa thường xuất hiện trong bữa cúng. Được chế biến từ thịt heo và mỡ heo, giò lụa không chỉ là món ăn mà còn là biểu tượng của sự bình an, thịnh vượng và hoàn hảo trong cuộc sống.
Khi đặt giò lụa trên bàn cúng, chúng ta không chỉ gợi nhớ sự ngon lành của thực phẩm mà còn gửi lời cầu nguyện cho sự an lành và hạnh phúc của gia đình. Giò lụa trở thành một phần không thể thiếu, mang ý nghĩa sâu sắc trong lễ cúng và truyền thống văn hóa.
4.Chả Giò Tôm Bắp
Chả Giò Tôm Bắp: Món ăn không chỉ thơm ngon mà còn chứa đựng ý nghĩa tinh thần quan trọng. Không chỉ là món ngon xuất hiện trong các bữa cơm gia đình, chả giò tôm bắp còn thường được dâng lên bàn cúng vào ngày Rằm tháng 7.
Với lớp vỏ giòn rụm, hương vị ngọt ngào từ tôm và bắp, món ăn này mang theo ý nghĩa về sự hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống. Chả giò tôm bắp không chỉ là một món ăn, mà còn là biểu tượng cho tình cảm, lòng biết ơn và tôn trọng đối với tổ tiên, thể hiện trong từng miếng ăn trên bàn cúng.
chả giò tôm thịt hà nội
Trong bài viết này chúng tôi xin tập hợp 55 mâm cỗ cúng rằm tháng 7 đẹp và đơn giản những vẫn chuẩn hương vị Việt để các mẹ tham khảo vào học hỏi, làm một mâm cỗ cúng đẹp mắt , chi phí vừa phải , đầy đủ các món chay, món mặn dâng lên bàn thờ thờ Thần Phật, tổ tiên , ông bà. Và đặc biệt trong tháng này có cả ngày lễ lớn đó là lễ Vu Lan, được tổ chức khá lớn hằng năm, được xem là ngày lễ thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha mẹ của mình. Hi vọng những mâm cơm này sẽ là những gợi ý thú vị mang lại sự tươi mới cho mâm cơm cúng rằm của các bà nội trợ Việt.
1.Tổng hợp 55 mâm cơm cúng rằm chuẩn hương vị Việt
2.Thay lời muốn nói
1.Tổng hợp 55 mâm cơm cúng rằm chuẩn hương vị Việt
Theo quan điểm chung hiện nay khi chuẩn bị một mâm cơm cúng rằm thì không quá câu nệ và cầu kỳ các món theo như truyền thống mà các mẹ có thể linh hoạt theo sở thích thói quen của từng gia đình mà làm mâm cơm đơn giản, thành tâm dâng lên các bậc bề trên. Có thể là một mâm cỗ cúng rằm tháng 7 chay hay mặn cùng tùy vào từng gia đình.
Một một món ăn là một sự tâm huyết của người đầu bếp. Mới đầu có thể bạn chưa biết phải làm những món gì sao cho chuẩn vị thì có thể học hỏi những mâm cơm mà chúng tôi sưu tầm để cân đối và biết cách làm từng món sao cho đủ vị nhất . Không ai sinh ra là đã biết nấu ngon luôn rồi, nên nhìn vào những mâm cơm cúng rằm tháng 7 hoa mỹ nhiều độc giả nghĩ có khi mình không làm được.Những điều này hoàn toàn sai, đó là bạn chưa tận dụng hết khả năng đặc biệt là sự kiên trì và say mê vào món ăn mà thôi. Cùng chiêm ngưỡng mâm cơm và thực đơn của các mẹ đã làm dưới đây nhé .
Thực đơn 1
Thịt gà luộc
Tôm Sú hấp bia
Nem rán
Tim xào đậu cove, cà rốt
Canh bí xanh nấu chân giò
Dưa chua
Bánh chưng
Thực đơn 2:
Nem chay(cà rốt,miến,mộc nhĩ,nấm hương,rau mùi,xu xu,chút bột năng)
Canh thập cẩm: củ sen,hạt sen,nấm hương,cà rốt,hạt đậu Hà Lan.
Đặc biệt có món chè trôi nước ngũ sắc và xôilàm từ lá cẩm đỏ , củ quả luộc
Đĩa bún xào chay thập cẩm.
Gợi ý 55 mâm cỗ cúng rằm tháng 7 đẹp mắt và đơn giản chuẩn vị Việt cho các mẹ tha hồ chọn > Tổng hợp 55 mâm cơm cúng rằm chuẩn hương vị Việt
Thực đơn 3
– súp cua bể
– salat cá ngừ
– cá trứng tẩm bột chiên giòn
– tôm bơ tỏi
– chân gà rút xương xào rau củ
– nem rán
– Canh măng
– Gà Luộc
– xôi lạc ruốc
– xôi mít vừng dừa
Gợi ý 55 mâm cỗ cúng rằm tháng 7 đẹp mắt và đơn giản chuẩn vị Việt cho các mẹ tha hồ chọn > Tổng hợp 55 mâm cơm cúng rằm chuẩn hương vị Việt
Thực đơn 4: mâm cơm cúng rằm tháng 7
Xôi vò
☘ Thịt ba chỉ rán giòn
☘ Cá bống chiên giòn
☘ Cá kho tương
☘ Củ sen chiên giòn
☘ Nộm hoa chuối
☘ Xào thập cẩm lá lốt
☘ Giò chay
☘ Nộm tai thính
☘ Canh đậu phụ nấu chua
Xem thêm: Tháng Cô Hồn Có Nên Đi Du Lịch Không Tìm Hiểu Và Lời Khuyên Cần Biết 2024
5. Dịch vụ đặt mâm cỗ cúng rằm tháng 7 tại Hà Nội
- Với kinh nghiệm hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực nấu cỗ tại nhà, Circle Food sẽ mang tới cho các bạn trải nghiệm ấn tượng với các Dịch vụ đặt mâm cỗ cúng rằm tháng 7 – Lễ Vu lan – Cúng cô hồn chất lượng với đủ các mức giá từ 300k – 2 triệu đồng tùy theo các định mức và ngân sách túi tiền gia chủ.
- Chúng tôi hiện giao các khu vực nội thành và các huyện ngoại thành giá ranh.
- Bên cạnh đó, nếu bạn muốn có sự mới lại thì có thể đặt thêm các loại bánh teabreak hoặc set Giỏ quà trái cây hoa quả đi thăm viếng người ốm.
Xem thêm: Cách cúng rằm tháng 7 cho công ty cửa hàng chuẩn nhất 2024
Vậy là quý khách đã nắm được cúng rằm tháng 7 nên cúng chay hay mặn rồi. Để đặt lịch vui lòng inbox fanpage Circle Food.