Hiển thị tất cả 6 kết quả

Giảm giá!
159,000
Giảm giá!
179,000
Giảm giá!
199,000
Giảm giá!
249,000
Giảm giá!
299,000
Giảm giá!
349,000

Dịch vụ Đặt Tiệc Finger Food trọn gói Hà Nội Uy tín 2024
1. Khái niệm và nguồn gốc của tiệc finger food
1.1. Finger food là gì?

Khái niệm finger food được biết đến là một loại hình tiệc nhẹ mà thực khách thường trực tiếp dùng tay để bốc thức ăn. Thực đơn có trong finger food thường là các món nhỏ, gọn, được trang trí bắt mắt, có thể được xiên bởi xiên que và đựng trên những khay nhỏ, tiện cho thực khách thưởng thức.
Thông thường trong bữa tiệc finger food, người ăn không cần sử dụng quá nhiều các dụng cụ như chén, đũa, dao…

1.2. Nguồn gốc xuất xứ của tiệc finger food:

Nguồn gốc tiệc finger food được cho là xuất phát từ phương Tây, du nhập vào Việt Nam nhiều năm gần đây và nhanh chóng được yêu thích. Từ các buổi tiệc finger food khai trương showroom rồi tiệc finger food liên hoan văn phòng công ty đến tiệc sinh nhật bạn bè, tiệc gia đình… finger food dần trở thành lựa chọn lý tưởng.
Xuất xứ Dịch vụ Tiệc mặn Finger Food không quá phức tạp, cầu kỳ như buffet nhưng cũng không quá đơn giản như tea break, chi phí để tổ chức một bữa tiệc mặn finger food cũng không quá đắt đỏ, lại đem đến sự thoải mái cho người dùng, đó là lý do tại sao chúng được ưa chuộng đến thế.

1.3. Những cách gọi khác của tiệc Finger Food
1.3.1. Hors d’oeuvres

Đây là một thuật ngữ trong tiếng Pháp, thường được dùng để chỉ những món khai vị (appetizers). Tuy nhiên, khác các món khai vị thông thường, Hors d’oeuvres trong tiếng Pháp có nghĩa là ngoài bữa ăn (Out of work – Outside the meal) với các món ăn có kích thước nhỏ, vừa một lần ăn. Do đó, Hors d’oeuvres cũng được xem là một hình thức của tiệc mặn Finger Food. Hors d’oeuvres được phục vụ trước bữa ăn chính hoặc chuẩn bị như một bữa ăn nhẹ riêng biệt.

1.3.2. Canapé

Canapé là món ăn có kích thước nhỏ, dạng Finger Food được dùng như một món khai vị, thuận tiện cho thực khách sử dụng mà không cần sự hỗ trợ của các dụng cụ ăn khác.
Điểm đặc thù, phân biệt Canapé với các món khai vị khác là lớp đế bên dưới món ăn, thường là bánh mì hoặc vụn bánh giòn; các món thịt, cá, thịt nguội, rau củ… sẽ đặt bên trên. Hình ảnh này khiến người ta liên tưởng đến chiếc ghế sofa và đó cũng là lý do hình thành nên tên gọi Canapé cho món ăn này (Canapé trong tiếng Pháp nghĩa là sofa).
Canapé thường được trang trí tỉ mỉ và cầu kỳ với các nguyên liệu cao cấp, thường được phục vụ kèm các buổi tiệc rượu và cocktail.

1.3.3. Amuse-Bouche

Đây là một thuật ngữ khác trong tiếng Pháp, tạm dịch là “Một món khai vị vừa miệng” (ý chỉ kích cỡ món ăn). Amuse-Bouche vẫn được xem như một món khai vị dạng Finger Food, tuy nhiên chúng không xuất hiện trong thực đơn, thực khách không thể gọi món này mà được phục vụ miễn phí theo sự lựa chọn của đầu bếp.
Những món Amuse-Bouche được ví như tấm vé thông hành để thực khách bắt đầu tận hưởng chuyến hành trình ẩm thực hấp dẫn phía sau. Dù kích thước nhỏ nhưng món ăn được đầu bếp tính toán kỹ lưỡng về nguyên liệu và hương vị, trình bày tinh tế, sáng tạo nhằm đánh thức thị giác và vị giác của người dùng. Do vậy, trong nhiều nhà hàng, các món Amuse-Bouche là cách gián tiếp giới thiệu phong cách đặc trưng của người đầu bếp và thu hút sự chú ý của khách hàng.

2 . Đặc điểm của tiệc Finger FoodHình ảnh tiệc fingerfood

Chính vì sử dụng bằng tay không là chủ yếu nên các món ăn của bữa tiệc thường có kích thước khá nhỏ nhắn để khách hàng có thể dễ dàng thưởng thức chúng. Đặc điểm chung của bữa tiệc mặn Finger Food là các món ăn trong bữa tiệc này thường là các món khô, không có thành phần của nước nhiều, các món ăn trong thực đơn tiệc luôn ở kích thước nhỏ và mang màu sắc bắt mắt, nổi bật.
Có một món ăn nổi tiếng của hình thức tiệc này là món Canape. Bạn cần chuẩn bị 1 lát phô mai tươi, 1 vài trái cà chua bi nhỏ và một ít trứng cá hồi (nếu có) và lát thịt nguội mỏng. Tiếp đến bạn kẹp các phần nhân nguyên liệu vào bên trong 2 lát bánh mì để tạo ra chiếc Canape.
Các món ăn Finger Food tại nước ngoài thường là các món ăn thu nhỏ của các thực đơn ăn nhanh. Khi giao thoa với văn hóa Việt Nam, các món ăn trong bữa tiệc Finger Food có thể là các món ăn Việt nhưng được cách điệu và biến tấu hương vị một chút sao cho thích hợp với bữa tiệc.
Thực đơn trong bữa tiệc mặn Finger Food tại Việt Nam phải kể đến như salad Việt, bánh cuốn, cá rán miếng nhỏ, bánh khoai lang chiên,… Các món ăn này đều được gói thành các miếng nhỏ đơn giản và dễ ăn nhưng vẫn thể hiện được điểm đặc sắc của món ăn Việt.
Tiệc Finger Food cũng có ưu điểm là có vô vàn sự lựa chọn các món ăn trong thực đơn. Bạn có thể lựa chọn một thực đơn phù hợp cho bữa tiệc của mình như sau: trái cây gồm có dưa hấu, ổi, dứa, táo, nho đen; bánh ngọt có thể chọn bánh Mousse, bánh socola, bánh trà xanh; các món mặn bạn có thể chọn như gỏi cá hồi, khoai lang kén, bánh cuốn Việt Nam, thịt nướng.

3. Hình thức phục vụ tiệc Finger Food

3.1. Phục vụ tại bàn

Khai vị: tại một số nhà hàng ăn uống cao cấp (Fine Dining) hoặc khách sạn 5 sao, tiệc Finger Food được sử dụng để phục vụ như các món khai vị.
Tasting menu: là phần ăn gồm nhiều món ăn nhỏ, dùng để giới thiệu món mới hay món theo mùa, được trình bày công phu, nghệ thuật. Nếu thực đơn cố định tại nhà hàng thường chú trọng cung cấp một bữa ăn no và đầy đủ dinh dưỡng, thì Tasting Menu sẽ tập trung vào trải nghiệm của thực khách khi nếm từng món ăn với các tầng hương vị khác nhau.Các món trong Tasting Menu được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo hương vị của món trước sẽ bổ trợ cho hương vị của món sau. Vì vậy, để đảm bảo thực khách có thể trải nghiệm hương vị của toàn bộ thực đơn, tránh tạo cảm giác no bụng, các món trong Tasting Menu cũng được trình bày dưới hình thức Finger Food.

3.2. Phục vụ tiệc

Khác với hình thức tiệc Finger Food phục vụ tại bàn, 2 hình thức sau sẽ thích hợp để phục vụ đám đông trong các buổi tiệc:
Buffet tự phục vụ: đây được xem là hình thức xuất hiện phổ biến nhất dành cho các món Finger Food, được biết đến với tên gọi Fork Buffet hoặc Display Buffet. Thực khách có thể lựa chọn món ăn tùy ý và thưởng thức mà không cần phải có sự chuẩn bị bàn ghế và dụng cụ ăn.
Pass Around: là thuật ngữ chỉ hình thức người phục sẽ bưng những khay thức ăn (đồ uống) đã được chế biến và trình bày hoàn chỉnh, chủ động đến mời các khách đang dự tiệc. Hình thức này là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho các buổi tiệc hướng đến sự thoải mái nhưng vẫn cần đảm bảo tính trang trọng nhất định.
Lưu ý với Pass Around, đơn vị tổ chức cần sắp xếp đủ nhân sự để thực hiện việc phục vụ thức ăn cũng như thu dọn các dụng cụ ăn uống đã qua sử dụng để không gian luôn sạch sẽ, thoải mái.

4. Phân loại tiệc finger food:
4.1. Dựa theo mục đích tổ chức:
4.1.1.Sinh hoạt nội bộ: Gathering, Happy hour

Các buổi sinh hoạt, kết nối nội bộ, tạo không gian, thời gian để nhân viên thư giãn, vui chơi đang trở thành văn hoá tại nhiều công ty. Bên cạnh phần chia sẻ, giải đáp vấn đề nội bộ, chơi các trò chơi, tiệc là một phần không thể thiếu. Tiệc Finger Food là một những hình thức tiệc tại văn phòng tiện lợi, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu công ty bạn.
Tiệc này có thể chuẩn bị, bày trí trong không gian nhỏ, dù là phòng họp hay một góc văn phòng. Các món ăn đảm bảo các thành phần từ rau, củ quả, tinh bột, chất đạm, món ngọt, trái cây… giúp nhân viên nạp thêm năng lượng, đủ no cho buổi ăn xế hoặc lót dạ trước khi ra về.
Đặc biệt, món ăn Finger Food nhỏ gọn, cách ăn đơn giản, phù hợp để toàn thể nhân viên vừa thưởng thức tiệc, vừa chia sẻ, trò chuyện và tham gia các nội dung trong buổi sinh hoạt.

4.1.2 Tiệc mặn finger food mừng các ngày đặc biệt tại văn phòng

Tương tự như sinh hoạt nội bộ, tiệc Finger Food hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu trong sự kiện mừng các dịp đặc biệt như Trung thu, 8/3, Giáng sinh, Tất niên, Halloween Tuy nhiên để thêm phần ý nghĩa và thể hiện đúng tinh thần buổi tiệc, Finger Food cần kết hợp với phần trang trí.
Không gian văn phòng thêm một số bóng bay, bàn tiệc có thêm hoa, các dụng cụ phù hợp với chủ đề hoặc các phần Gift box tặng nhân viên… sẽ là điểm cộng lớn, nâng tầm tiệc Finger Food.

4.1.3. Tiệc mặn finger food khai trương cửa hàng, văn phòng mới

Một buổi tiệc chiêu đãi khách mời trong ngày khai trương có thể giữ chân khách lâu hơn, thay lời cảm ơn vì sự có mặt của họ trong ngày đặc biệt tại cửa hàng hoặc văn phòng mới.

Chọn tiệc Finger Food trong sự kiện, bạn có thể tập trung các món ăn nhiều dinh dưỡng, có tinh bột và đạm, hạn chế món chiên, nướng, nhiều dầu mỡ. Bởi sự kiện khai trương thường diễn ra vào buổi sáng, món ăn Finger Food có thể là lựa chọn thay thế bữa sáng của thực khách.

4.1.4. Tiệc mặn finger food thiết đãi lãnh đạo, đối tác

Thiết đãi lãnh đạo cấp cao khi có chuyến thăm văn phòng hoặc cùng tham gia hội thảo; mời đối tác một bữa ăn sau khi ký kết hợp tác dường như là “thủ tục” quen thuộc, được nhiều công ty quan tâm. Hành động này không chỉ thể hiện tinh thần hiếu khách mà còn giúp tăng gắn kết, tạo thêm thời gian ngoài công việc để mọi người cùng chia sẻ, trò chuyện.

Tiệc Finger Food trong dịp này, bạn ưu tiên sự tinh tế trong cách bày trí, sự cao cấp trong các nguyên liệu và món ăn, sao cho phù hợp với đặc điểm người dùng. Đặc biệt, nếu lãnh đạo hoặc đối tác là người nước ngoài, thực đơn Finger Food có thể lồng ghép thêm các món cuốn hoặc bánh quê, góp phần quảng bá ẩm thực Việt.

4.2. Dựa theo quy mô tổ chức:
4.2.1. Tiệc Finger Food nhỏ:

Là các bữa tiệc finger food có số lượng người tham gia ít, thường là dưới 50 người.

4.2.2. Tiệc Finger Food vừa:

Là các bữa tiệc finger food có số lượng người tham gia vừa, khoảng từ 50-150 người.

4.2.3. Tiệc finger food lớn:

Là các bữa tiệc mặn finger food có số lượng tham gia đông từ 150 người trở lên.
Đây thường là các bữa tiệc trong không gian rộng lớn.

4.3. Dựa theo địa điểm tổ chức:
4.3.1. Tiệc finger food trong nhà:

Thường là các bữa tiệc finger food tại chỗ ở các văn phòng hoặc trong các nhà hàng. Thông thường các công ty sẽ kết hợp sẵn để có thêm các chương trình phụ trợ bên cạnh bữa tiệc finger food.

4.3.2. Tiệc finger food ngoài trời:

Thường là các bữa tiệc finger food lưu động trong không gian ngoài trời với các loại phông bạt kèm theo. Vì vậy loại hình này sẽ cần bố trí người thực hiện các công việc tốt để đảm bảo bữa tiệc diễn ra suôn sẻ.

5. Thực đơn tiệc finger food
5.1. Đặc điểm cơ bản của thực đơn tiệc finger food:

Món ăn có kích thước nhỏ, dễ ăn: khái niệm Finger Food chỉ những món ăn có thể ăn bằng tay, đơn giản, tiện lợi. Vì vậy, đặc điểm cơ bản của thực đơn Finger Food cũng xoay quanh yếu tố này, tất cả món ăn đều có kích thước nhỏ, vừa một lần ăn và không cần sự hỗ trợ của các dụng cụ ăn đi kèm như muỗng, nĩa, đũa…
Màu sắc đa dạng, hương vị phong phú: hầu hết các món ăn, các phong cách ẩm thực đều có thể kết hợp và xuất hiện trong thực đơn Finger Food, cho phép thực khách thoải mái lựa chọn theo nhu cầu và sở thích. Do đó, bàn tiệc Finger Food có thể kết hợp nhiều món khác nhau với những màu sắc và hương vị phong phú, đa dạng.
Đặc biệt, Finger Food chú trọng vào hình thức trình bày, nên việc kết hợp các loại rau củ quả mang những màu sắc nổi bật như màu đỏ, vàng của ớt chuông, xanh lá của các loại rau, salad… không chỉ giúp bàn tiệc thêm rực rỡ mà còn kích thích thêm vị giác của thực khách.
Đa phần các món Finger Food sẽ được bày trí trong các khay, dĩa hoặc ly nhựa trong suốt vừa tay cầm, để thực khách tiện lựa chọn và thưởng thức. Dụng cụ đựng các món này tập trung nhiều vào thẩm mỹ, tạo cảm giác sáng tạo và độc đáo. Ví dụ, với món mì ý thịt viên thay vì đựng tất cả vào khay, dĩa lớn, để phù hợp với hình thức Finger Food người ta chia nhỏ và đựng vào từng chiếc muỗng, vừa một lần ăn.
Thực đơn Finger Food thích hợp với nhiều dịp: từ các buổi tiệc nhỏ trong gia đình, họp mặt bạn bè đến các sự kiện quan trọng trong công ty như khai trương, ra mắt sản phẩm, tổng kết quý… bạn đều có thể đặt tiệc Finger Food. Bởi Finger Food gồm các món ăn nhỏ gọn, vừa vặn tạo cho mọi người cảm giác thoải mái khi ăn và dễ dàng kết nối, trò chuyện để gắn kết hơn.
Tiết kiệm không gian và thời gian: Dịch vụ Tiệc mặn Finger Food có cách ăn tương tự như Buffet, tất cả món ăn được bày sẵn tại khu vực tiệc, thực khách có thể chủ động lựa chọn và thưởng thức các món ăn yêu thích. Do vậy, quy trình phục vụ tiệc không quá rườm rà, thực khách không cần phải chờ lên món, tiết kiệm thời gian tham gia tiệc. Mặt khác, nếu tổ chức tiệc Finger Food tại văn phòng, bạn cũng không cần quá lo lắng về không gian, bởi tiệc Finger Food không cần quá lớn, chỉ cần đủ đề bày các món ăn và tiện cho mọi người di chuyển và dùng tiệc.

5.2. Thực đơn tiệc mặn finger food gồm những món gì?

Tuy thực đơn Finger Food là sự kết hợp của đa dạng các món ăn, các phong cách ẩm thực nhưng để xây dựng một thực đơn hoàn chỉnh, đúng chuẩn, bạn cần xác định rõ bạn hoặc công ty đang muốn tập trung vào nhóm món ăn, nhóm phong cách ẩm thực nào. Việc “mix-macth” tất cả vào một thực đơn có thể khiến bàn tiệc bị loãng, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp về kiến thức ẩm thực đấy!
Thực đơn Dịch vụ Tiệc mặn Finger Food thường dao động từ 5 – 10 món ăn.
Mỗi thực đơn cần đảm bảo các thành phần gồm: rau củ, tinh bột, chất đạm, đồ ăn nhẹ, món chấm hoặc phết sốt, món tráng miệng và nước uống.
Lựa chọn thực đơn theo phong cách ẩm thực từng khu vực như Finger Food món Việt, Finger Food món Hàn, Finger Food món Trung, Finger Food món Âu hoặc Finger Food kết hợp.
Riêng tại Việt Nam, trong một số bữa tiệc để thích nghi với văn hoá địa phương và nhu cầu ẩm thực của người Việt, các thực đơn Finger Food thường có sự xuất hiện của các món truyền thống như gỏi cuốn, phở cuốn, chả giò hoặc các loại bánh quê miền Tây… Điều này vừa thể hiện “tính bản địa hoá” của ẩm thực vừa đáp ứng nhu cầu của đa dạng nhóm thực khách, đặc biệt với những bữa tiệc, những sự kiện có sự tham gia của khách người nước ngoài, thực đơn Finger Food này có thể “vẹn cả đôi đường”.

6. Quy trình tổ chức tiệc finger food:
Để có thể tổ chức được 1 buổi tiệc finger food thì bạn nên tham khảo các công việc cần làm cho bữa tiệc như sau
6.1. Lựa chọn địa điểm không gian tổ chức tiệc finger food

Tương tự như dịch vụ tiệc trà teabreak, finger food cũng là một kiểu tiệc đứng nên khâu lựa chọn một không gian đủ rộng rãi, thoáng và lịch sự để thực khách có thể di chuyển dễ dàng là rất quan trọng. Người tổ chức cũng nên đặt thêm ghế xung quanh chỗ tiệc để những thực khách có thể ngồi khi đã đứng quá lâu.
Dù Finger food chỉ là tiệc nhẹ nhưng người tổ chức cũng cần chăm chút và trang trí tiệc khá kỳ công. Cần chú ý trang trí phù hợp với mục tiêu của buổi tiệc và đặc điểm của khách mời của cũng như thời gian tổ chức tiệc.

6.2. Lựa chọn menu các món ăn trong buổi tiệc finger food

Menu thức ăn là yếu tố quan trọng bậc nhất trong tất cả các buổi tiệc và Finger food không ngoại lệ. Nguyên tắc để lên menu Finger food đó là đơn giản và nhỏ gọn, nhẹ nhàng, chủ yếu là các món ăn khai vị. Bên tổ chức nên hạn chế những loại đồ ăn có nhiều nước, nước sốt vì thực khách sẽ không thể thưởng thức bằng tay trực tiếp được.
Khi lựa chọn menu Dịch vụ Tiệc mặn Finger Food chú ý đến sự hài hòa giữa chất lượng và số lượng món. Còn tùy thuộc vào kinh phí mà bạn sẽ cân nhắc chọn menu thức ăn cho hợp lý.

6.3. Lựa chọn đơn vị tổ chức tiệc finger food uy tín

Trong trường hợp bạn quá bận để có thể hoàn thành hết các khâu trong chuẩn bị tiệc Finger food thì nên nhờ 1 đơn vị khác tổ chức. Nên chọn những đơn vị uy tín và chất lượng. Khi đã lựa chọn được đơn vị tổ chức tiệc ưng ý thì bạn nên thống nhất các tiêu chí bạn cần để họ nắm được.

6.4. Cách ăn tiệc finger food

Như các tên gọi, Finger food là 1 loại tiệc đứng nên người tham dự sẽ đứng để thưởng thức tiệc. Thực khách có thể đi đến bàn và lấy thức ăn cho mình như ở buffet hoặc sẽ chờ cho người phục vụ đem thức ăn đến. Vì là tiệc ăn bốc nên bạn hãy hạn chế sử dụng các dụng cụ như thìa, đũa,…Thay vào đó bạn có thể dùng những thức được đặt sẵn trên đồ ăn.

7. Các lưu ý khi tổ chức tiệc finger food

Để có thể có 1 buổi Dịch vụ Tiệc mặn Finger Food thành công thì người tổ chức cần nắm được những lưu ý sau đây:

7.1. Trình bày món ăn đẹp mắt

Khi bạn tổ chức tiệc hãy chú ý đến sự vệ sinh của những đồ đựng thức ăn trên bàn Chú ý trang trí các món ăn thật khoa học và thẩm mỹ. Món ăn đẹp sẽ làm thực khách có thể thưởng thức dễ hơn và ngon hơn. Bạn nên để kèm món ăn với các loại tăm, xỉa,… để khách có thể dễ dàng thưởng thức bằng tay.

7.2. Chú trọng phần phục vụ

Bạn phải luôn chú ý đến chất lượng của khâu phục vụ trong buổi tiệc. Ban tổ chức phải luôn bố trí người xung quanh để có thể đáp ứng yêu cầu của khách bất kỳ lúc nào.
Nếu những vị khách gặp khó khăn khi đang tham dự tiệc hãy hướng dẫn họ. Bạn phải luôn lưu ý vấn đề vệ sinh để tạo ra không gian thoải mái, thiện cảm cho người tham gia. Ngoài ra không gian vệ sinh sẽ làm khách yên tâm thưởng thức buổi tiệc. Luôn để khăn giấy trên bàn để phục vụ khi khách cần (vì tiệc yêu cầu thưởng thức món bằng tay).

7.3. Âm thanh bữa tiệc

Âm thanh là yếu tố không thể thiếu trong các bữa tiệc kể cả Finger food. Bạn hãy chú ý lựa chọn âm nhạc phù hợp để tạo ra không khí thoải mái và ấm cúng cho buổi tiệc của mình. Bạn có thể lựa chọn những bản Ballad, bản nhạc không lời nhẹ nhàng, nhạc không lời dễ chịu,…

8. Chi phí tổ chức tiệc finger food:

So với các loại hình tổ chức tiệc khác thì chi phí tổ chức tiệc finger food ở mức tương đối.
Mức giá tổ chức tiệc finger food tại Circle Food được niêm yết trên website circlefood.vn theo các loại thực đơn từ 100-300K/người.

9. Đơn vị tổ chức tiệc mặn finger food trọn gói uy tín giá rẻ tại Hà Nội:

Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực tổ chức các loại hình dịch vụ tiệc cùng đội ngũ đầu bếp đẳng cấp Circle Food tự tin mang đến cho các khách hàng các bữa tiệc finger food hoàn hảo với mức giá tốt nhất.
Khách hàng có thể lựa chọn thực đơn Finger food phù hợp với công ty của mình và nhân viên của Circle Food sẽ liên hệ sớm nhất.

****Thông tin liên hệ Circle Food****

Địa chỉ: 332 Nguyễn Khoái, Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 033.999.3777 – 0936.381.214
Email: circlefood@gmail.com
Website: https://circlefood.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/circlefoodco

Gọi ngay
icons8-exercise-96 chat-active-icon