Nhân dịp Ngày của Mẹ 2024, Circle Food triển khai ưu đãi Mừng Ngày của Mẹ Đặt tiệc vui vẻ áp dụng từ 4-12/5/2024.
Mục lục
1. Chi tiết khuyến mại
- Trong thời gian diễn ra khuyến mại, khách hàng có thể đặt các dịch vụ tiệc catering với mức giảm giá từ 3-50%, chi tiết là:
- Đặt tiệc teabreak
- Đặt tiệc buffet
- Đặt tiệc finger food
- Giỏ quà trái cây hoa quả
- Teabreak box
2. Ngày của Mẹ 2024 là ngày nào?
1. Nguồn gốc của Ngày của mẹ?
Trong lịch sử thế giới, hình tượng người mẹ và tính nữ vĩ đại đã xuất hiện trong rất nhiều sản phẩm tinh thần của công chúng, như Đức Mẹ Maria, mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, hay thậm chí là mẹ Âu Cơ… chứng tỏ từ xa xưa, người mẹ đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Họ là những người nuôi dưỡng, vận hành gia đình, thực hiện khả năng duy trì nòi giống và sinh sản… Chính vì những khả năng phi thường ấy, trẻ em trên toàn thế giới đều được dạy về đạo hiếu kính trọng, phụng dưỡng mẹ của mình.
Nguồn gốc ngày của mẹ theo Công Giáo
Theo lịch sử, ngày của mẹ đã xuất hiện từ thời Công Giáo La Mã cổ đại, được tổ chức vào ngày Chủ Nhật thứ tư của lễ Lent, kéo dài 40 ngày, vốn là những ngày chúa Jesus nhịn ăn tại sa mạc để chống lại sự cám dỗ của quỷ Satan, trước khi xuất hiện trước công chúng. Đối với người Công Giáo, Chủ Nhật là một ngày linh thiêng, vì vậy họ dùng ngày chủ nhật này để đi đến nhà thờ và cầu nguyện. Nhiều thế kỷ trước, những người con gái nghèo đi làm xa cũng đi nhà thờ trong vùng và trở thành “con gái của nhà thờ”, và mỗi năm họ được quay về nhà thờ ở quê nhà để đi lễ cầu nguyện một lần. Dịp hiếm có này dần trở thành một cơ hội tề tựu của những đứa con xa quê, họ quay về thăm gia đình và viếng thăm cả người mẹ và gia đình của mình. Có thể nói đây là nền móng đầu tiên cho sự hình thành ngày của mẹ. Bên cạnh đó, cũng vì thói quen hái hoa dại dọc đường, những cô hầu gái hoặc thợ học việc nhỏ tuổi đã đặt nền móng cho những món quà tặng mẹ về sau này.
Single Mothers in India: 8 Tips to Prosper and Conquer Motherhood for Single Ladies – Indian Parenting Blog
Nguồn gốc ngày của mẹ theo Phật Giáo Trung Hoa
Trong cuốn The First Buddhist Women: Translations and Commentaries on the Therigatha Susan, Murcott trích dẫn Brahman Vaisista khi khẳng định:
“Người thầy cao quý hơn vị trợ giáo mười lần, người cha cao quý hơn người thầy 100 lần, và người mẹ cao quý hơn người cha 1.000 lần” (1991: 77).
Cũng như thế, Kinh Báo ân cha mẹ liệt kê ra mười ân hay sự hy sinh mà người mẹ dành cho con của mình:
Thứ nhất là bảo bọc và chăm sóc thai nhi.
Thứ hai là sinh sản khổ sở.
Thứ ba là quên hết mọi đau đớn sau khi sinh con.
Thứ tư là ăn đắng nuốt cay và dành ngon ngọt cho con.
Thứ năm là dành cho con chỗ khô ráo còn mình nằm chỗ ướt.
Thứ sáu là cho bú mớm và nuôi nấng.
Thứ bảy là tắm rửa, giặt giũ cho con.
Thứ tám là luôn thương nhớ con khi con đi xa.
Thứ chín là săn sóc và hy sinh vì con (vì con mà có thể phạm phải điều ác).
Thứ mười là thương yêu con suốt đời.
Như vậy, sự cao thượng, hy sinh của người mẹ cũng được Phật Giáo ghi nhận và tri ân. Vì vậy, vào ngày 7 tháng 7 Âm Lịch, người Phật Tử và các dòng thừa sẽ tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu, dành riêng cho người mẹ đã tận tâm hy sinh vun vén cho gia đình.
File:Léon Perrault, 1894 – Mother with Child.jpg – Wikimedia Commons
Ngày của mẹ là ngày nào trong năm?
Ngày của mẹ chính thức trở thành một ngày lễ tại Mỹ bắt đầu từ những năm 1900s. Trước cuộc nội chiến ở Mỹ, những hoạt động của bà Ann Reeves Jarvis trong việc kết nối và giúp phụ nữ miền Nam giành lấy vai trò người trụ cột, chăm sóc con cái và gia đình đã khiến người con gái của bà, Anna Jarvis, cảm động. Để chuẩn bị cho cuộc nội chiến đang sục sôi phía trước, đàn ông phải ra trận đánh, những người phụ nữ ở nhà đã tự thành lập một hội liên hiệp với nhau, chia sẻ và giúp đỡ nhau gánh vác trọng trách làm trụ cột. Khi bà mất năm 1905, Anna Jarvis đã thành lập ngày của mẹ, để ghi nhớ và biết ơn những hi sinh mà người mẹ đã dành cho gia đình của mình. Năm 1908, ngày của mẹ đầu tiên được tổ chức ở nhà thờ Methodist ở Tây Virginia, cùng với sự tham gia của hàng nghìn người.
Sau đó, chính nhờ sức ép lên dư luận và chính trị gia vốn coi trọng thành tựu của nam giới, Anna Jarvis đã viết nhiều bức thư gửi đến các phương tiện truyền thông, cũng như tổ chức nhiều chiến dịch thúc đẩy truyền thông phải thêm ngày của mẹ vào lịch thường niên. Vào năm 1912, tòa án đã thông qua kiến nghị của bà, chính thức công nhận ngày của mẹ, đồng thời chọn ngày chủ nhật thứ hai của tháng 5 để tiến hành tổ chức. Ngày của mẹ đã ra đời như thế đấy!
Ngày của mẹ năm 2024 là ngày chủ nhật, 14 tháng 5 năm 2024. Bạn hãy sẵn sàng quà tặng để tặng mẹ mình nhé.
Ngày của mẹ ở Việt Nam diễn ra như thế nào?
Tuy ngày của mẹ ở Việt Nam không phải là ngày lễ chính thức, nhưng với tinh thần hiếu kính mẹ cha, người dân và các em học sinh Việt Nam vẫn liên tục tổ chức Ngày của mẹ hàng năm để bày tỏ lòng biết ơn của mình với mẹ. Vào ngày này, các trường học sẽ lồng ghép tiết mục thủ công làm hoa giấy tặng mẹ, và bên đường cũng có hàng trăm người bán hoa hồng đỏ, nhằm kỷ niệm người phụ nữ vĩ đại của gia đình. Theo Phật Giáo, nếu một người còn mẹ, họ sẽ cài bông hoa hồng đỏ lên ngực áo.
Dưới sự ảnh hưởng của Phật Giáo, ngày của mẹ ở Việt Nam còn được tổ chức dưới hình thức là ngày lễ Vu Lan, được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm Lịch. Trong đạo Phật, hiếu kính với mẹ là một đạo nghĩa vô cùng quan trọng. Vào ngày này, người Phật Tử sẽ cài hoa hồng đỏ lên ngực nếu còn mẹ, hoặc hoa hồng trắng nếu mất mẹ. Sau đó, họ lên chùa, cúng chạp và cầu nguyện cho mẹ của mình được an nghỉ.
Ngoài ra, đối với giáo dục Nho Giáo còn ảnh hưởng sâu sắc, đạo hiếu, ở đây là hiếu kính với mẹ cha là một đạo cơ bản của người làm con. Khổng Tử, người đi đầu đao Nho Giáo đã khẳng định, hiếu đễ là nguồn gốc của nhân. Một người con có hiếu thuận với mẹ cha thì mới có thể cư xử tốt, thành người tử tế.
Ngoài ra, Nho Giáo còn mở rộng đạo hiếu thành 3 phần, tức Hiếu Đại Tam, nói về 3 điều con cái cần làm để thực hiện bổn phận chữ Hiếu. Bao gồm:
Tiểu Hiếu: chăm sóc cho cha mẹ khi họ về già.
Trung Hiếu: Không làm cha mẹ buồn phiền, đau khổ. Không được chửi mắng, đánh đập làm cha mẹ đau lòng
Đại Hiếu: làm những việc khiến cha mẹ tự hào, nở mày nở mặt.
Với sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo Hiếu, ngày của mẹ ở Việt Nam như một dịp lý tưởng để người Việt bày tỏ lòng hiếu thuận của mình với mẹ của họ. Chính vì vậy, ngày của mẹ vẫn luôn được đón nhận rộng rãi ở Việt Nam.