Đối với nhiều người đi theo đạo Phật lâu năm thì việc dùng các mâm cúng chay mang ý nghĩa thanh tịnh. Hãy cùng Circle Food điểm qua Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng gồm những gì trong năm Giáp Thìn 2024 này nhé!
Mục lục
1. Nguồn gốc và ý nghĩa của cúng rằm tháng Giêng:
1.1. Nguồn gốc
Rằm tháng Giêng hay còn được người Việt Nam gọi là Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ bắt nguồn từ việc đồng áng. Bên cạnh đó, cũng có một vài ý kiến khác cho rằng lễ cúng rằm tháng Giêng được bắt nguồn từ Phật giáo và vào ngày này, các nhà sư sẽ tập trung để nghe giảng về Phật pháp. Rằm tháng giêng là ngày rằm đầu tiên của một năm, vì thế nhiều người quan niệm rằng đó là ngày của Phật. Họ tin rằng ngày này đức Phật sẽ giáng lâm để chứng tỏ cho lòng thành của các Phật tử. Đồng thời, đây cũng là dịp để các Phật tưởng nhớ tới đức Phật.
1.2. Ý nghĩa:
Tết Nguyên tiêu là một ngày lễ xuất phát từ truyền thuyết của Trung Quốc. Vào thời nhà Hán, có một cung nữ quanh năm sống trong cung. Ngày 15 tháng Giêng (âm lịch), cô muốn về quê thăm cha mẹ nhưng không được. Đau buồn đến mức cô đã nghĩ đến việc tự tử, cận thần của Hoàng đế đã nghĩ ra một kế sách để giúp cô. Ông tâu với vua rằng, ngày 16 tháng Giêng, Hỏa thần sẽ xuống thiêu rụi kinh thành. Để tránh tai họa, vào tối ngày 15 tháng Giêng, mọi nhà trong thành phải giăng đèn ngoài trời để đánh lừa Hỏa thần. Nhà vua tin anh ta và ra lệnh cho mọi người làm điều này. Trong khi đó, cô cung nữ đã trốn khỏi cung điện và về nhà thăm cha mẹ mà không bị phát hiện. Từ đó, Tết Nguyên tiêu ra đời. Vào ngày này, mọi gia đình đều ăn mừng bằng cách treo đèn lồng, nấu ăn, tổ chức tiệc tùng và đoàn tụ với các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, người Việt cho rằng rằm tháng Giêng là ngày lễ chính thức để kết thúc những ngày “ăn chơi” của Tết Nguyên đán. Vì vậy, con cháu thường làm mâm cơm cúng tổ tiên để cầu mong một năm mới an lành, may mắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng gồm những gì?
Xem thêm: Top 5 giỏ hoa quả nhỏ tiện nghi của Tết Giáp Thìn 2024
2. Tại sao nên cúng chay vào ngày rằm tháng Giêng?
Theo quan điểm dân gian nói rằng: “cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Rằm tháng Giêng được xem là thời điểm thích hợp để gia chủ cầu an lành cho cả năm. Vì vậy, hầu hết người dân Việt Nam coi đây là ngày lễ quan trọng đầu tiên trong năm. Mọi người thường chuẩn bị mâm cỗ cúng để cầu may mắn và an lành cho bản thân cùng gia đình.
Ngày Rằm tháng Giêng còn là ngày vía Phật, việc cúng cỗ chay vào ngày này giúp hạn chế sát sinh vào đầu năm – là một trong năm giới luật của nhà Phật. Ăn chay giúp làm chủ bản thân nhằm hạn chế tối đa các lầm lỗi đáng tiếc.
Ngoài ra, xu hướng ăn chay vì sức khỏe ngày nay. Khi ăn chay đem lại nhiều lợi ích: phòng chống được bệnh tật, giữ gìn vóc dáng, kéo dài tuổi thọ. Còn giúp mọi người được thanh tịnh, an nhiên trong tâm hồn, cơ thể nhẹ nhàng.
Xem thêm: Top 7 giỏ hoa quả chúc mừng sinh nhật xinh xắn nhất
3. Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng gồm những gì?
Đối với những gia đình cầu kỳ trong bữa ăn, một Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng có thể lên đến 10-20 món vì phải có đủ màu sắc của ngũ hành: màu đỏ tượng trưng cho hỏa, xanh tượng trưng cho mộc, đen tượng trưng cho thổ, và màu của nguyên tố đất. Màu trắng thuộc hành thủy, màu vàng tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện của từng gia đình mà một mâm cỗ chay có thể tối giản, bao gồm ít món hơn, thường gồm nhiều loại trái cây đủ màu sắc. cùng với đó là các loại xôi (như xôi đậu xanh, xôi trắng, xôi gấc), chè, bánh trôi nước, canh rau củ.
Ngày nay, đã có rất nhiều món chay ra đời để làm phong phú thêm mâm cỗ chay cúng rằm tháng giêng. Trong đó có thể kể đến một số món rau củ kho hoặc xào, bao gồm: Cà tím kho tộ, đậu cove xào nấm bào ngư, đậu hũ kho nấm rơm,…
– Một số thực đơn dành cho Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng:
+ Thực đơn thứ nhất:
1. Xôi vò, chè đường
2. Bánh su sê
3.Bánh gio
4. Cơm gạo lứt rang với hạt sen sấy
5. Canh sủi cảo
6. Canh nấm thập cẩm
7. Nấm đùi gà kho sả
8. Nộm su hào
9. Phở chiên giòn xào giá, đậu
10. Há cảo nhân nấm chiên
11. Đậu phụ chiên với lá rong biển
12. Cải chíp xào nấm
+ Thực đơn thứ hai:
1. Xôi gấc
2. Xôi vò
3. Bánh trôi
4. Mía hấp gừng lá nếp hương bưởi
5. Bánh rán mật
6. Chè cau xôi vò
7. Chè bà cốt
8. Chè đậu đen lá dứa
9. Chè đậu xanh cốt dừa
10. Chè xôi mật
Xem thêm: Điểm danh các loại bánh cúng ngày vía thần Tài mùng 10 tháng Giêng Giáp Thìn 2024
4. Cách chuẩn bị mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng chi tiết
1. Đậu hũ nhồi nấm
Nguyên liệu:
– 5 bìa đậu phụ
– 3 củ năng, 1 quả ớt sừng
– 10 tai nấm hương
PreviousNext
– 1 khúc baoro
– hạt nêm chay, muối, nước tương
Cách làm:
– Nấm hương ngâm nở, rửa sạch, củ năng gọt bỏ vỏ, ớt bỏ hột, boaro rửa sạch, thái nhỏ các nguyên liệu trên.
– Cho chút dầu ăn vào chảo, dầu nóng cho 1/2 boaro vào phi thơm, cho củ năng, nấm, nêm 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng hạt nêm chay, chút bột ngọt, đảo khoảng 2 p, cho ớt và phần boaro còn lại vào, đảo đều, tắt bếp.
– Đậu hũ cắt khoảng 3x5cm. Chiên vàng đều miếng đậu. Khi đậu hũ đã vàng đều, gắp từng miếng ra ngâm vào tô nước đá lạnh. Đợi đậu nguội, vớt đậu ra, rạch bên hông miếng đậu, dùng muỗng nhỏ lấy bớt ruột của miếng đậu ra (lấy nhiều ở phần giữa của miếng đậu để lát ta cột nơ cho dễ) lần lượt làm tất cả những miếng đậu ta có.
– Phần ruột đậu đã lấy ra, bỏ bớt đi 1/4. Phần còn lại ướp 1 thìa cafe hạt nêm, 1 thìa nước tương, nghiền cho phần ruột đậu nhuyễn ra. Trộn đều phần ruột đậu đã nghiền và phần nấm đã xào
– Bông hẹ trụng qua nước sôi cho mềm để dễ cột.
– Lấy miếng đậu đã moi ruột ra khi nãy, nhét phần nhân nấm vào lại miếng đậu. Dùng cọng bông hẹ cột ngang miếng đậu tạo hình những chiếc nơ xinh xinh.
– Cho những miếng đậu đã được tạo hình vào lại chảo dầu chiên cho phần vỏ đậu giòn trở lại.
– Đậu đã được chiên giòn, dọn cùng chén nước tương có vài lát ớt
2. Gỏi chay nấm tuyết
Nguyên liệu:
– Đậu hũ tươi: 1 miếng
– Nấm tuyết: 250gam
– Cà rốt: 1 củ
– Chanh, ớt, một ít cần tây
– Lạc rang: 2 muỗng canh (đem dã giập)
– Gia vị chay: Muối, đường, dấm, tiêu, hạt nêm
Cách làm
– Sơ chế nguyên liệu: Cà rốt cắt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành sợi mỏng. Rau cần tây thái nhỏ để riêng. Nấm tuyết ngâm cho nở, xé sợi, trần qua nước sôi, để ráo. Đậu hũ cắt lát mỏng chiên vàng màu mơ.
Chuẩn bị 1 tô lớn cho 2 muỗng canh dấm, 1,5 muỗng đường, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng canh nước cốt chanh, vài hạt muối, ½ chén nước lọc, khuấy cho tan. Sau đó, cho cà rốt, nấm tuyết vào ngâm khoảng 10 phút cho thấm.
Rau củ sau khi ngâm dấm đường, vớt ra, vắt ráo rồi cho vào tô trộn với nước trộn gỏi, nước sốt đun cho sánh rồi đổ ra bát
– Làm nước sốt trộn gỏi: Cho lần lượt các gia vị: 2 muỗng canh đường + 1 muỗng canh nước tương + 1/2 chén nước lạnh + 1/2 muỗng cà phê hạt nêm trộn đều tất cả. Cho lên bếp đun lửa nhỏ cho đến khi thấy sanh sánh như mật ong thì cho ra, để nguội.
Cho nấm tuyết, cà rốt, đậu hũ chiên, ớt đỏ, một ít rau cần tây thái nhỏ vào một tô lớn, cho nước sốt trộn gỏi vào trộn đều.
– Trình bày gỏi ra dĩa, rắc lạc rang và rau cần tây lên.
3. Rau cải chip xào nấm đông cô – Màu Xanh
Một đĩa rau cải chip xào nấm đông cô không chỉ mang đến màu sắc xanh tươi mát mắt cho Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng của bạn, cũng như giúp mâm cỗ cân bằng, hài hòa hơn về hương vị mà sắc xanh của đĩa rau cải xào nấm này còn tượng trưng cho sự tươi tốt trong năm mới, mang ý nghĩa cầu chúc cho gia đình bạn một năm mới luôn dồi dào lộc lá.
– Nguyên liệu: Rau cải chíp, nấm đông cô, dầu mè, gia vị chay
– Cách làm món rau cải chíp xào nấm: Sơ chế rau cải chíp, nấm đông cô sơ chế, rửa sạch, để ráo nước. Cho rau cải chíp vào trần qua nước sôi rồi ngâm vào nước đá cho rau giòn và xanh. Sau đó, cho rau cải vào xào nhanh với dầu mè rồi cho nấm đông cô vào xào cùng, nêm gia vị chay rồi cho ra đĩa.
4. Nem rán – Màu vàng Nâu
Nếu như món rau cải chip xào có màu xanh tượng trưng cho hành Mộc thì món nem rán với màu vàng nâu đặc trưng chính là món chay tượng trưng cho hành Thổ. Sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu rau củ quả làm nem chay cùng với nước chấm nem chua ngọt ngụ ý mong cầu cho một năm nhiều màu sắc, sôi động, rực rỡ sẽ đến với gia đình bạn.
Nguyên liệu:
– 1 khay nấm các loại (nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm mỡ…)
– Giá đỗ: 100gr
– Nấm hương khô: 50gr
– Bánh đa nem
– Muối, gia vị, chanh, mắm chay, dầu ăn…
Cách làm:
Bước 1: Các loại nấm bỏ chân, rửa sạch.
Bước 2: Nấm đùi gà xắt sợi nhỏ.
Bước 3: Nấm hương xắt nhuyễn.
Bước 4: Đặt nồi nước sôi, thêm chút muối và trần qua nấm kim châm, nấm đùi gà xắt sợi. Sau đó vắt cho ráo nước.
Bước 5: Trộn chung các loại nấm, giá và 1 thìa muối với nhau.
Bước 6: Cuốn to hay nhỏ tùy sở thích.
Bước 7: Cho dầu ăn vào chảo, để nóng già rồi cho nem vào rán.
Bước 8: Pha nước chấm nem: 2 thìa canh nước lọc, 1 thìa mắm chay, 1 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh. Nên ăn lúc nem còn nóng.
5. Canh chay nấm đậu phụ – Màu trắng
Nguyên liệu:
– 250g đậu phụ non
– 125g nấm sò
– Gừng và riềng mỗi thứ một mẩu khoảng 2cm
– 1 củ hành tây nhỏ, 1 củ cà rốt cỡ vừa, 1 củ sả
– 2 lá chanh, 2 – 3 quả ớt khô nhỏ
– 1 nắm lá húng quế, 1 nắm rau mùi
– Dầu ăn, tương đậu nành (soy sauce)
– 1 – 2 lá gừng (tùy thích)
– Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu, nước tương, dầu ăn thực vật
Cách làm:
– Sơ chế nguyên liệu: Gừng riềng cạo vỏ, cho vào cối giã nát. Nếu riềng già bạn có thể xay nhuyễn
Hành tây nhặt sạch, bổ làm 6. Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Sả bỏ phần cọng dưới, phần phía trên xẻ làm đôi theo chiều dọc. Nấm rửa sạch, để ráo, cắt miếng vừa ăn. Cho cà rốt, hành tây, nấm vào nồi. Thêm gừng, riềng, ớt, lá chanh cùng chút muối.
– Đổ nước xâm xấp, đun sôi với lửa vừa. Khi nồi canh sôi bạn bớt xuống lửa nhỏ, đậy vung đun thêm 10 phút nữa để các loại rau củ chín mềm. Sau đó thêm đậu vào cùng nước tương và chút hạt tiêu, nêm nếm cho vừa miệng rồi đun thêm 2 – 3 phút để đậu thấm gia vị. Cuối cùng thêm rau mùi và húng quế xắt nhỏ, đảo đều, đun sôi bùng rồi tắt bếp, múc canh ra bát dùng nóng.
6. Xôi gấc – Màu đỏ
Theo quan niệm của người Việt, màu Đỏ – màu sắc chủ đạo của hành Hỏa theo quan niệm ngũ hành trong phong thủy tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, cũng như sự hạnh phúc, viên mãn. Chính vì vậy, một đĩa xôi gấc đỏ trong mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng sẽ là món ăn mang đến cho gia đình bạn sự may mắn trong những ngày đầu năm.
– Nguyên liệu nấu xôi gấc: Gạo nếp ngon, gấc chín, muối, rượu trắng
– Cách nấu xôi gấc: Gạo nếp vo sạch, ngâm từ 6 – 8 tiếng, rồi để ráo. Gấc chín bổ đôi lấy ruột gấc bóp với rượu trắng rồi trộn với gạo, xóc gạo với 1 thìa cà phê muối rồi cho vào chõ đồ chín. Sau khi xôi chín, để xôi nguội bớt một chút rồi đơm ra đĩa.
7. Chè trôi nước khoai lang tím
Trong mâm cỗ chay của người Việt ngày rằm tháng Giêng không thể thiếu được bát chè trôi nước. Bởi vì theo quan niệm của người Việt, việc cúng và ăn chè trôi nước ngày rằm đầu tiên của năm sẽ giúp mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy…
Nguyên liệu:
– 2 – 3 củ khoai lang tím; 200g bột gạo nếp; 1/4 bát nhỏ đường nâu; 1 nhánh gừng; vừng rang thơm; Đỗ xanh: 200g
Cách làm:
– Khoai lang tím rửa sạch, hấp hoặc luộc chín, tán nhuyễn. Sau đó trộn khoai lang và bột gạo nếp vào với nhau, vì khoai lang đã ngọt bạn không cần thêm đường, từ từ đổ nước ấm tầm 60 độ C vào. Vừa đổ nước vừa dùng tay nhồi đến khi khoai mịn dẻo, đậy kín ủ khoảng 30 phút để bột nở, tùy theo độ hút nước khác nhau của mỗi loại bột mà bạn điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
– Đỗ xanh đãi qua nhiều lần nước cho sạch, hấp chín đỗ, dùng muôi cán mịn hay dùng máy xay, xay đỗ thật mịn với đường cát trắng tùy theo độ ngọt bạn thích.
– Chia bột nếp thành từng phần bằng nhau và viên tròn.
– Đỗ xanh cũng viên tròn nhưng viên nhỏ bằng ½ viên bột nếp.
– Ấn dẹt phần bột ra lòng bàn tay, đặt nhân đỗ xanh vào giữa viên tròn lại. Lần lượt làm như vậy cho đến hết phần nguyên liệu.
– Đun 1 nồi nước sôi, khi nước sôi thả từng viên chè trôi vào đun sôi đến khi viên chè trôi nổi lên, vớt ra bát.
– Ở 1 nồi khác bạn pha khoảng 2-3 bát con nước cùng đường nâu và vài lát gừng cắt mỏng đun sôi rồi thả chè trôi vào đun khoảng 3-4 phút cho phần nước ngấm vào từng viên chè.
– Tắt bếp chút chè ra bát thêm ít vừng rang thơm lên trên.
5. Dịch vụ đặt mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng – Tết nguyên tiêu Giáp Thìn 2024
- Với kinh nghiệm hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực tiệc catering, Circle Food chuyên cung cấp
- Dịch vụ tiệc teabreak
- Dịch vụ tiệc finger food
- Dịch vụ tiệc buffet
- Đặc sản Việt Nam
- Giỏ trái cây hoa quả
- Dịch vụ nấu cỗ
- Trong đó có Dịch vụ đặt mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng – Tết nguyên tiêu Giáp Thìn 2024 với ưu đãi hấp dẫn.
Vậy là quý khách đã nắm được Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng gồm những gì rồi. Để đặt mua vui lòng inbox fanpage Circle Food.
Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng
Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng
Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng
Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng
Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng