Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để các con cháu tưởng nhớ tới các bậc kì tài đã có công dựng nước. Hãy cùng Circle Food điểm qua các món ăn giỗ Tổ Hùng Vương ấn tượng nhất trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Bánh chưng, bánh giầy
Không thể thiếu trong bữa cơm ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương là món bánh chưng, bánh giầy. Có nguồn gốc từ thời vua Hùng Vương thứ 6, đi cùng năm tháng lịch sử, bánh chưng bánh giầy ngày nay đã trở thành một trong những món ăn tinh hoa truyền thống của người Việt.
Được chế biến chủ yếu từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, bánh chưng bánh giầy mang đến cho người thưởng thức hương vị thơm ngon đặc trưng mà khó có món bánh truyền thống nào có thể thay thế được. Về hình dáng, bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho “đất”, bánh giầy có hình tròn tượng trưng cho “trời”.
Để làm ra những chiếc bánh ngon phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ cầu kỳ, đặc biệt là món bánh chưng. Chiếc bánh chưng đẹp là chiếc bánh vuông vức được gói bằng lá dong và dây lạt rồi đem luộc trong khoảng thời gian từ 8 – 10 tiếng.
Tiêu biểu cho sự đặc sắc trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, bánh chưng bánh giầy đã khẳng định vị thế bằng hương vị thơm ngon khó thay thế. Ngoài ra, đằng sau những chiếc bánh này còn là một câu chuyện truyền thuyết ý nghĩa được lưu truyền qua nhiều thế hệ, nhất là có trong các Giỏ hộp quà Tết
2. Gà luộc
Từ lâu, hình ảnh con gà luộc trong mâm cơm cúng tổ tiên đã trở nên quen thuộc trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Gà luộc là món ngon không kén người ăn lại đơn giản dễ làm nên rất phù hợp để du khách thưởng thức cùng người thân trong dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương.
Gà luộc là món ăn mang đến ý nghĩa tốt đẹp
Để có món gà luộc ngon, quan trọng nhất nằm ở khâu chọn gà. Những con gà có trọng lượng từ 1,5 – 2kg, thân nhỏ gọn, thịt săn chắc, ức nhỏ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho món gà luộc. Ngoài ra, để thơm ngon hơn người chế biến thường cho vào một vài lát gừng và đầu hành lá trong quá trình luộc gà.
Không được chế biến cầu kỳ nhưng gà luộc lại là món ăn mang đến ý nghĩa tốt đẹp. Theo quan niệm dân gian, gà là con vật biểu trưng cho sự cương trực, mạnh mẽ. Thưởng thức món ngon ngày giỗ Tổ là cách để du khách cầu mong một cuộc sống may mắn, tươi đẹp. Ngoài ra, thịt gà cũng là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
Xem thêm: Cách làm bánh donut bằng nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà 2024
3. Xôi gấc
Đã có món gà luộc thơm ngon thì trong bữa cơm ngày Giỗ tổ Hùng Vương cũng không nên để thiếu món xôi gấc. Được sáng tạo từ món xôi nếp truyền thống, xôi gấc là món ăn được kết hợp chế biến cùng trái gấc tạo nên màu sắc đẹp mắt lôi cuốn.
Xôi gấc có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn
Theo quan niệm của người Việt, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, xôi gấc là một trong những món ăn mang đến những điều tốt lành và cuộc sống viên mãn.
Cũng giống như các món xôi thông thường, gạo nếp là yếu tố quyết định tạo nên món xôi gấc ngon. Sau khi chọn được loại gạo nếp ngon, trải qua nhiều công đoạn khác nhau, xôi gấc sau khi chín có màu đỏ đặc trưng của trái gấc, hương vị ngọt bùi dẻo mềm khi thưởng thức.
4. Cơm hạt sen
Từ lâu, cơm hạt sen đã được mệnh danh là “món ăn của bậc vương giả”. Thời phong kiến, món ăn này là món dùng để tiến Vua nên đòi hỏi người chế biến phải thật tỉ mỉ và có tay nghề. Trong dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 sắp tới, tự tay chế biến món cơm hạt sen là một ý tưởng khá hay dành cho du khách.
Cơm hạt sen được mệnh danh là “món ăn của bậc vương giả”
Ngoài nguyên liệu là gạo và hạt sen, để làm món này người ta còn sử dụng tôm tươi và một ít rau củ. Quá trình chế biến món cơm hạt sen khá cầu kỳ, phải qua nhiều công đoạn khác nhau từ nấu, chiên rồi hấp.
Mang đến cho người thưởng thức hương vị thơm ngon đặc trưng “chốn cung đình”, cơm hạt sen là sự kết hợp hài hòa của nhiều nguyên liệu tạo cảm giác đa dạng khi ăn không ngán. Ngoài ra, hạt sen cũng là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Trong hạt sen có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết thích hợp với trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai.
5. Nem rán
Nem rán là một trong những món ăn có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa. Được người Việt biến tấu lại dần dần theo thời gian, ngày nay món nem rán đã trở thành món ăn không thể thiếu trong những dịp đặc biệt. Trong bữa cơm ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương sắp tới, tại sao du khách không bổ sung vào thực đơn món nem rán cho thêm phần hấp dẫn?
Nem rán là món ăn có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa
Món nem rán được chế biến khá đơn giản. Phần nhân bao gồm thịt băm, rau củ được gói lại bởi một lớp bánh đa nem mỏng rồi chiên trong dầu sôi. Món nem rán sau khi chín được thưởng thức cùng các loại rau sống và nước mắm chua ngọt.
Món nem rán tùy vào vùng miền mà sẽ có những cách chế biến khác. Nếu như món nem rán ở miền Bắc có giá đỗ, mộc nhĩ, củ sắn thì khu vực miền Trung người ta lại cho thêm vào một ít bún tàu, trứng gà và khoai lang. Đối với người dân miền Nam, món nem rán ngon là món nem rán sẽ không thể thiếu cái vị bùi bùi của khoai môn và thơm thơm của hành tây. Đây là món ăn thường có trong đặt tiệc buffet tại Circle Food.
Xem thêm: {2024] Giải đáp 1 viên bánh trôi nước bao nhiêu calo?
6. Canh khổ qua nhồi thịt
Canh khổ qua nhồi thịt không phải là món ăn xa lạ với người dân Việt Nam. Trong ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3, để bữa cơm gia đình được đầy đủ và hấp dẫn thì du khách có thể thực hiện món này.
Món canh khổ qua nhồi thịt mang đến ý nghĩa hết sức tốt đẹp
Nguyên liệu để làm món canh khổ qua nhồi thịt rất đơn giản, bao gồm: khổ qua, thịt băm, nấm mèo và hành lá. Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn dễ làm lại thanh mát rất tốt cho sức khỏe thường được các mẹ các chị lựa chọn chế biến trong những bữa cơm hằng ngày.
Không chỉ thơm ngon, món canh khổ qua nhồi thịt còn mang đến những ý nghĩa hết sức tốt đẹp. Theo quan niệm dân gian, khổ qua là loại trái khi ăn vào sẽ giúp giải trừ những khó khăn muộn phiền. Cùng người thân thưởng thức tô canh khổ qua nhồi thịt trong ngày “Mồng 10/3” là dịp để du khách cầu mong cho bản thân và gia đình có được một cuộc sống hạnh phúc và nhiều may mắn. Đây là món ăn rất hợp đi kèm với các Giỏ quà trái cây hoa quả
7. Chè trôi nước
Với những người yêu thích những món bánh mềm ngọt, không thể bỏ qua bánh trôi nước nhân đường phèn. Bánh trôi nước tròn trắng, được trang trí bằng vài hạt mè vàng ở phía trên vô cùng bắt mắt. Vỏ bánh mềm mịn, dai dai kết hợp với vị ngọt thanh của đường phèn, tạo nên một hương vị ngọt ngào không thể cưỡng lại.
8. Văn khấn vua Hùng chuẩn nhất
2.Văn Khấn Giỗ Tổ Hùng Vương Tại Đền Hùng 1
Văn khấn giỗ tổ Hùng Vương tại Đền Hùng 1
Bài cúng Giỗ tổ Hùng Vương
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
Con kính lạy các Vua Hùng linh thiêng, gây dựng nên đất Tổ.
Hương tử con là… tuổi…
Ngụ tại…
Hôm nay là ngày… tháng… năm… (Âm lịch) nhân ngày Giỗ tổ, hương tử con đến nơi… đền thờ Vua Hùng thành tâm kính nghĩ: Vua Hùng và các bậc tổ tiên đã có công dựng nước, tạo nên giang sơn đất nước mấy nghìn năm, luôn ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong cho các vị Vua Hùng luôn giữ mai uy nghiêm và linh thương để bảo vệ nước, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
3.Văn Khấn Giỗ Tổ Hùng Vương Tại Nhà
Văn khấn Giỗ tổ Hùng Vương tại nhà
Văn khấn Giỗ tổ Hùng Vương cần phải đọc to, rõ ràng, trang phục nghiêm chỉnh
Nam mô a di đà Phật! (3 lần
Kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, Thánh hiền.
Lạy các Vua Hùng linh thiêng, Gây dựng đất này Tiên tổ.
Con tên là…… địa chỉ……………
Nhân ngày Giỗ tổ con xin gửi đến đấng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các Vua Hùng và các bậc tổ tiên.
Kính xin độ trì phù hộ,
Mọi chuyện tốt lành bình an.
Bách bệnh giảm trừ tiêu tan,
Điều lành mang đến vẹn toàn. Điều dữ mang đi, yên ổn.
Đi đến nơi, về đến chốn,
Tai qua nạn khỏi tháng ngày
Cầu được ước thấy, gặp may, mọi điều hanh thông, thuận lợi.
Con cái học hành tấn tới, ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha, thi đỗ lớp gần, trường xa, mát mặt gia đình làng nước.
Tình duyên gặp người kiếp trước, ý trung nhân xứng muôn phần.
Tình xa duyên thắm như gần, suốt đời yêu thương nhất mực.
Đi làm… thăng quan tiến chức, buôn bán một vốn bốn lời.
Hạnh phúc thanh thản một đời.
Nam mô a di đà Phật!
Kính lạy cao xanh Trời đất, Lạy các Vua Hùng linh thiêng. Đức Thánh Trần cõi người hiền, Muôn đời độ trì phù hộ!
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Trên đây là bài Văn khấn Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 chuẩn nhất mà MediaMart tổng hợp lại được. Hi vọng với chia sẻ trên sẽ giúp bạn thực hiện nghi lễ thờ cúng đúng nhất, bày tỏ được tấm lòng thành kính với các Vua Hùng.
Xem thêm: Tổng hợp cách nặn bánh trôi tròn đẹp dễ làm 2024
9. Ý nghĩa ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.
Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “…Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi…”.
Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính.
Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.
Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về thăm viếng tại đây. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL – CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương – hướng về cội nguồn dân tộc.
Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) – năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng – Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.
Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin – thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).
Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:
– “Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hoá – Thông tin và Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
– “Năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
– “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá – Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.
Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn – QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.
Trong hồ sơ đề trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hoá thế giới đã nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Vì vậy, ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Vậy là quý khách đã nắm được các món ăn giỗ Tổ Hùng Vương rồi. Để đặt mua vui lòng inbox fanpage Circle Food.
món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương
món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương
món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương
món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương
món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương
món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương món ăn giỗ Tổ Hùng Vương