Bánh ú nước tro trong ngày Tết Đoan Ngọ luôn dẻo thơm, ngọt ngào là một món quà đặc trưng của quê hương. Món bánh mang trong mình tinh hoa văn hóa ẩm thực của dân tộc. Và nếu có dịp du lịch Sóc Trăng, bạn đừng quên thưởng thức món bánh truyền thống này nhé, cảm nhận sẽ rất khác biệt đó. Hãy cùng Circle Food tìm hiểu ý nghĩa bánh ú tro trong ngày Tết Đoan Ngọ 2024 nhé.
Mục lục
1. Đôi nét về món bánh ú nước tro Sóc Trăng
1.1 Nguồn gốc ra đời và tục dâng bánh ú nước tro Sóc Trăng dịp Tết Đoan Ngọ
- Bánh ú nước tro Sóc Trăng có xuất xứ từ Quảng Đông, Trung Quốc vào thời nhà Minh. Ngày nay tại Trung Quốc, vào 5/5 âm lịch món bánh này được dùng để dâng lên trong các dịp lễ hội ở Sóc Trăng hoặc món tế Khuất Nguyên (nhà thơ và văn hóa nổi tiếng của Trung Quốc).
- Còn theo truyền thuyết, thì có một người nông dân đã tổ chức ăn mừng vì năm đó trúng mùa nhưng lại không ngờ rằng hôm sau đám sâu bọ lại kéo đến phá hoại và ăn hết trái cây, thực phẩm đã thu hoạch. Trong lúc người nông dân đang đau đầu không biết cách xử trí thì bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân đến chỉ điểm cho người trong làng rằng mỗi gia đình phải lập một đàn cúng gồm bánh tro, trái cây trước nhà và vận động cơ thể.
- Người dân nghe theo lời Đôi Truân, làm đúng những gì ông dặn và đúng là sâu bọ đã bị diệt sạch. Theo lời khuyên của ông lão, hằng năm đúng ngày này sâu bọ sẽ rất hung hăng, chúng phá hoại mùa màng nên hãy làm theo những gì ông đã dặn, chắc chắn sẽ trị được chúng. Từ bao đời nay bánh ú nước tro Sóc Trăng đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong nền ẩm thực truyền thống người Việt Nam. Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng bánh ú nước tro Sóc Trăng của Việt Nam vẫn có những nét đặc trưng riêng biệt, mang đậm nét văn hóa của người Việt nói chung và người miền Nam nói riêng.
1.2. Hương vị đặc trưng của bánh ú nước tro Sóc Trăng
- Bánh ú nước tro Sóc Trăng là một món ăn bình dị nhưng rất thơm ngon, được cả người lớn và trẻ nhỏ ai cũng yêu thích. Món bánh ú tro ngon đúng chuẩn sẽ có hạt gạo nếp trong, đẹp mắt, nhân đậu xanh mềm mịn. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo thơm vô cùng hấp dẫn của chiếc bánh, cùng vị nhạt đặc trưng của lớp vỏ dai dai bên ngoài vì không được thêm bất kỳ gia vị nào. Nhưng khi cắn vào bên trong nhân đậu xanh ngọt bùi, tan ngay trong miệng sẽ khiến bạn không thể chối từ, không những thể khứu giác của bạn cũng sẽ được đánh thức với mùi lá tre cực kỳ đặc biệt.
- Mỗi dịp Tết Đoan ngọ, bánh ú tro luôn hiện hữu trên mâm cúng, ở gian bếp của mỗi gia đình người Việt. Chiếc bánh có dáng hình tam giác đứng xuất hiện bình dị như một lời nhắc về tục lệ, về nếp sống đẹp của người Việt Nam và quan niệm về tuần hoàn thời tiết trong năm. Thấy bánh ú tro là thấy Tết Đoan Ngọ – “Tháng tư đong đậu nấu chè – Ăn Tết Đoan ngọ trở về tháng năm”.
- Bánh ú là tên gọi của loại bánh dân gian có hình tam giác được kết hợp giữa nhân đậu xanh, nếp và gói bằng lá tre. Bánh ú có hình tam giác, lý giải theo học thuyết âm dương ngũ hành thì hình tam giác là dương Hỏa bên ngoài bao bọc để tương sinh với âm Thổ của bánh bọc bên trong. Màu sắc của bánh cũng tượng trưng cho màu của đất và ngày trước bánh không có nhân bởi khi quay về với đất thì vạn vật trở nên thuần khiết. Quay trở về đất nhưng âm dương tương sinh để rồi lại sinh sôi, phát triển và lý lẽ đó chính là quy luật của tạo hóa. Bánh ú và rượu nếp là hai món không thể thiếu vì hai vật phẩm ấy là đại diện của nền văn minh lúa nước và rượu luôn là lễ vật thuần khiết thiêng liêng dâng lên tổ tiên.
- Bên cạnh đó, người dân còn quan niệm rằng ăn bánh ú tro vào Tết Đoan ngọ sẽ giúp cơ thể hạ nhiệt, điều hòa và ổn định sức khỏe. Tháng năm thời tiết nóng, oi bức và dễ sinh dịch bệnh. Bánh ú tro có tính mát, dễ tiêu, thích hợp cho người già và trẻ nhỏ nên người dân quan niệm rằng: ăn bánh ú tro có thể trung hòa bớt sự độc hại và bảo vệ sức khỏe.
- Do đó, thói quen ăn bánh ú tro ngày Tết Đoan Ngọ không chỉ là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Có rất nhiều câu chuyện lý giải về sự tích Tết Đoan Ngọ, cũng có nhiều tài liệu lý giải về việc tại sao bánh tro được sử dụng trong ngày Tết Đoan Ngọ. Nhưng dù là bắt nguồn từ đâu đi chăng nữa thì ngày Tết Đoan Ngọ vẫn là ngày Tết đẹp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và được người dâu lưu truyền từ đời này sang đời khác.
2. Nguồn gốc và tích xưa của bánh ú tro
- Bánh ú tro của người Hoa du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, chúng du nhập đến các nước châu Á với nhiều tên gọi khác nhau.
- Nhiều người Trung Quốc tin rằng, ăn bánh ú tro trong ngày Tết Đoan Ngọ là để tưởng nhớ đến đại thi nhân Khuất Nguyên. Trên thực tế, theo các chuyên gia nghiên cứu, bánh ú tro không chỉ là món ăn dân gian thông thường mà còn là thứ bánh mang nặng ý nghĩa tinh thần.
- Theo chuyện xưa, vào cuối thời Chiến Quốc, nước Sở có một vị đại thần tên là Khuất Nguyên. Ông còn là một nhà thơ, nhà văn hóa nổi tiếng ở Trung Quốc. Vào năm 340 trước Công Nguyên, đại thi nhân Khuất Nguyên phải đối mặt với nỗi đau đất nước suy vong, vua làm sai nhưng ông không ngăn được, cộng thêm gian thần hãm hại. Ngày 5/5, ông uất ức tự vẫn tại sông Mịch La.
- Để tưởng nhớ một trung thần, hằng năm cứ đến ngày này người dân Trung Quốc thường dùng ống tre đựng gạo, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài rồi ném bánh ra giữa sông để tế cúng Khuất Nguyên. Đây được xem là nguồn gốc của bánh ú tro sớm nhất ở Trung Quốc.
- Tuy nhiên, tại nhiều vùng ở Tô Châu và Gia Hưng, người dân đã ăn bánh ú tro để bày tỏ tiếc thương với tướng quốc nước Ngô Ngũ Tử Tư. Sau khi ông bị giết chết vào cuối thời Xuân Thu, thi thể của ông đã bị ném xuống dòng Tư Giang. Dân gian tương truyền, người dân nước Ngô đã ném bánh ú tro xuống sông để tránh tôm cá ăn tấn công thi thể Ngũ Tử Tư.
- Theo các tài liệu lịch sử, ngay từ thời kỳ Xuân Thu, người xưa đã dùng lá cây niễng để gói gạo, những gói bánh này gọi là “giác thử”. Một số khác đã dùng ống tre để đựng gạo và nướng chín, chúng được gọi là “đồng tống” (bánh ống tre).
- Đến thời Đông Hán, ống tre đựng gạo được chuyển thành lá tre hoặc cỏ lau gói bánh.
- Thời Tây Tấn, bánh ú tro chính thức trở thành món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ. Lúc này, ngoài gạo nếp, nguyên liệu làm bánh ú tro còn được thêm các vị thuốc Bắc.
- Trong thời kỳ Nam Bắc Triều bắt đầu xuất hiện loại bánh ú thập cẩm. Phần nhân được thêm thịt, hạt dẻ, táo tàu, đậu đỏ,…
- Đến thời nhà Đường, gạo được dùng làm bánh ú tro đã trở nên “trắng xóa như ngọc” và hình dạng bánh là hình nón hoặc hình thoi.
- Vào thời nhà Nguyên – Minh, nguyên liệu dùng để gói bánh ú đã thay đổi từ lá niễng sang lá tre. Sau đó lại xuất hiện thêm loại bánh ú được gói bằng lá lau sậy và bổ sung thêm nguyên liệu: Bột đậu, thịt heo, hạt thông, óc chó,… và có nhiều màu sắc hơn. Vào tháng 12/2010, hai mẫu bánh ú tro đã được tìm thấy trong khu mộ cổ thời Tống ở huyện Đức An, Giang Tây. Theo nghiên cứu, đây là loại bánh ú tro sớm nhất trên thế giới. Bánh ú tro không chỉ có nhiều loại và nhiều hình dạng khác nhau mà đến hương vị cũng khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là vị ngọt và mặn.
3. Cách làm bánh ú tro mừng ngày Tết Đoan Ngọ
- Làm bánh ú tro, theo cái cách mà các bà các mẹ truyền dạy, đó cũng là một cách “học gói, học mở”. Chỉ là gạo ngâm, gói vào rồi mang luộc thôi, có gì mà công phu thế? Thế nhưng, không cầu kì, không khéo léo thì chẳng thể nào làm nên một mẻ bánh ngon được.
- Muốn bánh ngon, ngay từ khâu chọn gạo cũng phải thật tỉ mỉ. Gạo được lựa chọn phải là những hạt gạo mẩy nhất, thơm nhất, đều hạt. Mùa này, nhiều nơi đã có gạo nếp mới, dùng ngay để làm bánh thì quả là tuyệt.
- Nước gio để ngâm bánh (còn gọi là nước nẳng) được pha chế từ gio than thu được sau khi đốt cháy một số loại thảo mộc, sau đó sẽ pha thêm một chút nước vôi trong. Khâu này vô cùng quan trọng bởi nhiều quá thì nồng, mà ít quá thì bánh sẽ nhạt nhẽo.Gạo nếp sau khi được vo sạch thì cho vào nước gio ngâm qua đêm cho tới khi miết hạt gạo ở đầu ngón tay thấy mịn thì mới được. Lúc này, hạt gạo đã ngả sang màu vàng nghệ, óng ả, nhìn vô cùng hấp dẫn.
- Gạo đã ngâm kỹ thì chỉ việc cho vào gói trong lá dong, lá chuối hoặc lá tre bương… Tuỳ từng vùng, người ta lại sử dụng một loại lá khác nhau.
- Cứ nghĩ là chỉ cần cho gạo vào lá, gói ghém rồi buộc lại là xong, nhưng khi bắt tay vào làm thì mới thấy chẳng dễ dàng như thế đâu nhé! Bà bảo rằng, học gói một chiếc bánh gio sao cho đẹp, để bánh luộc vừa ngon mà không bị nát cũng là một bài học vô cùng quan trọng.
- Bánh muốn ngon thì phải gói thật chặt tay, lớp lá xếp lại gọn gàng để bánh nhìn cho đẹp mắt, sau đó buộc kỹ bằng những sợi dây dài và chắc. Chiếc bánh có hình thuôn dài để khi ăn dễ cắt thành miếng nhỏ.
- Theo quan niệm của người xưa, vào ngày Tết Đoan Ngọ, người ta hay ăn mận, vải, dưa hấu, rượu nếp…, thường là ăn vào buổi sáng sớm để diệt trừ sâu bọ, giun sán trong người. Truyền thống đó đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác và kéo dài cho đến tận bây giờ. Trong đó, có một thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cũng như trong các món ăn để diệt sâu bọ, đó chính là bánh gio.
- Câu chuyện chiếc bánh gio Tết Đoan Ngọ: làm và ăn cũng là một cách học gói, học mở – Ảnh 1.
Bánh gio là loại bánh không thể thiếu trong lễ cúng gia tiên vào ngày Tết Đoan Ngọ 5/5. Hàng năm, cứ vào ngày này, đứa trẻ nào cũng háo hức, chỉ chực chờ bà hay mẹ cúng xong là ào đến xin ngay chiếc bánh gio đầy hấp dẫn. Thứ bánh giản dị, nhưng trong mắt đám trẻ con lúc ấy lại là món quà quý giá vô cùng. - Đến bây giờ, khi cuộc sống đầy đủ hơn, có thêm bao nhiêu món sơn hào hải vị, nhưng làm và ăn bánh gio vào ngày Tết Đoan Ngọ đã trở thành tục lệ chẳng thể bỏ.
- Bánh gio (hay còn gọi là bánh tro, bánh ú tro, bánh nẳng) được làm từ gạo nếp ngâm trong nước lá gio, gói vào lá rồi mang luộc. Sở dĩ gọi là bánh gio vì bánh được làm từ gạo ngâm trong nước gio.
- Nghe thì có vẻ đơn giản, ấy thế mà muốn làm nên thứ bánh vàng óng, trong suốt như hổ phách này không hề đơn giản chút nào.
4. Ăn bánh gio, phải biết thưởng thức thì mới thấy ngon
- Ngày bé tỉ bé ti, tới ngày Tết Đoan Ngọ, đứa nào đứa nấy đều háo hức chờ mẻ bánh gio mới. Hồi ấy chẳng biết gì là thưởng thức, chỉ thấy ngon là ăn, là thích, thế là đủ có bao kỷ niệm tuổi thơ rồi.
- Bánh gio chín, lớp bánh vàng óng dần dần hiện ra sau lớp lá. Từng hạt gạo dính chặt vào nhau thành một khối, mịn chắc như một khối thạch. Bánh hơi trong, có màu vàng như hổ phách.
- Lớp bánh gạo nếp rất dẻo, không thể dùng dao cắt mà phải dùng dây gói bánh cắt thành từng khoanh nhỏ.
- Bánh gio ăn nhất định không thể thiếu đường mật.
- Vị bánh thanh thanh, mát mát nhẹ nhàng, đâu đó thấp thoáng chút nồng của nước vôi trong, ngai ngái hương vị cây cỏ của hương đồng gió nội.
- Chấm một lớp đường mật rồi bỏ vào miệng, vị bánh hoà quyện với thứ đường đặc sền sệt, ngọt ngào lan toả.
- Ăn bánh gio không thể vội vã mà phải ăn từ từ, nhẩn nha thưởng thức thì mới thấy hết hương vị, càng ăn càng thấy ngon… Mẹ dặn, ăn như vậy không chỉ là để biết bánh ngon đến đâu, mà còn để rèn giũa cho người con gái sự thuỳ mị, nết na, ý tứ…
- Với người xưa, bài học đầu tiên trong cuộc đời mỗi người là bài học “học ăn, học nói”, và cái cách ăn bánh gio như thế cũng là cách để người ta truyền lại những đức tính tốt đẹp từ đời này sang đời khác…
- Ngày nay, trong xã hội hiện đại, ai ai cũng bận rộn với cuộc sống riêng với những xô bồ, lo toan, vất vả… Thế nhưng, ngày Tết Đoan Ngọ, dù ở đâu, làm gì, cũng đừng quên ăn bánh gio với đường mật. Đó không chỉ là thưởng thức một nét văn hoá ẩm thực cổ truyền, mà còn là lưu giữ một phong tục đẹp của ông cha.
Xem thêm Ý nghĩa khi sinh vào ngày tết Đoan Ngọ mới nhất 2024
9. Dịch vụ nấu cỗ Tết Đoan Ngọ tại Circle Food
- Với kinh nghiệm hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nấu cỗ tại nhà, Circle Food sẽ gửi tới Gợi ý mâm cúng tết Đoan Ngọ miền Bắc chuẩn nhất 2024 tốt nhất cho các khách hàng.
Vậy là quý khách đã nắm được ý nghĩa bánh ú tro rồi. Để đặt mua vui lòng inbox fanpage Circle Food.
Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro Ý nghĩa bánh ú tro