Tết Đoan Ngọ hay dân gian quen gọi là tết diệt sâu bọ, tết nửa năm… rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Vậy có gì đặc biệt nếu sinh vào ngày tết Đoan Ngọ? Hãy cùng Circle Food tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết này nhé!
Mục lục
1. Tết Đoan ngọ 2024 là ngày nào?
- Tết Đoan ngọ – Đoan dương diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch, chính xác là thời điểm giữa trưa. Đoan có nghĩa là mở đầu, ngọ là thời điểm giữa trưa, lúc dương khí cực thịnh.
- Tết Đoan ngọ 2024 sẽ rơi vào thứ Hai ngày 10/6. Vào ngày này, người dân làm lễ cúng Tết Đoan ngọ với mong muốn tiêu diệt các loài sâu bọ gây hại cho cây trồng và cầu mong một vụ mùa bội thu, cũng như tiêu diệt những loài gây bệnh cho con người, vật nuôi.
- Theo quan niệm dân gian, việc ăn trái cây và rượu nếp vào ngày 5/5 âm lịch là cách để diệt trừ sâu bọ. Nghi thức này bao gồm súc miệng ba lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát rượu nếp để làm sâu bọ say và ăn trái cây để giết sâu bọ.
- Ở một số nơi, người dân có tập quán ăn bánh tro, chè trôi nước, hạt sen để diệt trừ sâu bọ và bệnh tật trong người. Nhiều người còn tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ.
- Ở nhiều địa phương ven biển, vào Tết Đoan ngọ, người dân chờ đúng giờ Ngọ đi tắm biển để cầu bình an khỏe mạnh vì theo quan niệm dân gian, đây là ngày khí dương mạnh nhất trong năm, giờ Ngọ là giờ dương khí mạnh nhất trong ngày. Cũng với quan niệm đó, nhiều người hái các loại thảo dược đúng thời điểm này vì cho rằng đây là lúc dược tính trong cây cỏ cao nhất.
2. Bé trai năm 2024 có tốt không?
- Với những em bé sinh từ 15h27 ngày 04/02/2024 đến 21h09 ngày 03/02/2025 dương lịch thuộc tuổi Giáp Thìn. Đây là một năm tuổi khá thú vị vì có những đặc điểm riêng biệt. Những bé trai được sinh vào năm 2024 sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với gia đình, mang lại được niềm hạnh phúc, tài lộc và có được sự nỗ lực kiên trì và nhẫn nại đầy bất ngờ.
- Đối với bố me có dụng thần là Mộc hoặc Thổ, thì sinh con trai vào năm 2024 sẽ mang lại may mắn cho gia đình mình. Đứa trẻ được sinh vào năm này có tính cách như một cây cổ thụ to lớn, vững chắc và luôn không ngừng vươn cao. Là người có trực giác nhạy bén và luôn tin theo cảm nhận trực giác của mình. Trong tương lai, chúng thích suy nghĩ lớn và thường có tầm nhìn dài hạn nên rất có hứng thú về kinh doanh.
- Về công danh sự nghiệp, những bé trai được sinh vào năm 2024 luôn công bằng, nghiêm túc, ngoại giao giỏi. Họ sẽ là người quản lý xuất chúng, có quý nhân giúp đỡ và luôn dùng tầm nhìn mới mẻ, sâu rộng của mình để đưa ra những quyết định đúng đắn.
- Chính vì thế bố mẹ có thể định hướng để con phát triển tốt các kỹ năng quan hệ công chúng, tư vấn, quảng cáo và quản lý từ nhỏ sẽ giúp trẻ Giáp Thìn sớm lựa chọn được công việc phù hợp với bản thân. Tuy nhiên để biết chuẩn xác con phù hợp với ngành nghề nào, sở trường sở đoãn của con ra sao, ai mới là quý nhân của con, cách giúp con gia tăng may mắn,… thì bố mẹ nên hiểu biết thêm về kiến thức Bát Tự Tứ Trụ dựa trên năm, tháng, ngày, giờ sinh của bé. Hoặc tìm đến các thầy Bát Tự nhiều am hiểu để được luận đoán chính xác.
3. Thực hiện nghi thức giết sâu bọ
- Người xưa quan niệm trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hóa thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở, gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.
- Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả vào ngày 5/5. Người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và diệt sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…
4. Mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ gồm những gì?
Ngày Tết Đoan ngọ thường đến vào sau vụ mùa. Vì thế mà mâm lễ cúng trong ngày này cũng tương đối phong phú với nhiều loại nông sản.
Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền mà đồ cúng lễ có những món khác nhau, nhưng cơ bản mâm cúng Tết Đoan ngọ gồm có:
– Hương, hoa, vàng mã
– Nước
– Cơm rượu
– Các loại trái cây như mận, vải, hồng xiêm, chuối, dưa hấu…
– Bánh ú tro
– Thịt vịt
– Xôi chè
Nếu như mâm cúng Tết Đoan ngọ của người miền Bắc có bánh gio người miền Nam lại có bánh ú, người miền Trung có thịt vịt.
5. Tết Đoan Ngọ trong phong tục dân gian của người Việt
- Theo quan niệm truyền thống, trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Trong Tết Đoan Ngọ, người dân làm lễ thắp hương để tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng mùa vụ thắng lợi, gửi gắm hy vọng mùa màng sẽ tươi tốt, mầm bệnh bị tiêu diệt, cây trái sinh sôi nảy nở, ước mong con người luôn mạnh khỏe, không bệnh tật. Sửa soạn mâm lễ vật cúng tổ tiên, thần linh trong ngày Tết Đoan Ngọ.
- Vào ngày Tết Đoan Ngọ, mọi nhà chuẩn bị vật phẩm cúng tổ tiên. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu. Sau lễ cúng tết đoan ngọ là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi hết bệnh tật.
- Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường có vàng mã, hương, hoa, nước; cơm rượu nếp, các loại hoa quả bánh trái có vị chua, cay, nóng. Trong đó, không thể thiếu món bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp, xôi, chè.
- Lễ vật cúng Tết Đoan ngọ sẽ có đôi chút khác nhau theo vùng miền. Ví dụ như, miền Bắc có bánh tro trên mâm cúng còn miền Nam có bánh ú, chè trôi nước, miền Trung lại có chè kê.
- Với mâm cúng miền Bắc, người dân thường sắm sanh lễ vật là các loại hoa quả mùa hè như mận, đào, vải, xoài, cơm rượu nếp….
- Ngoài mâm cỗ chay, người dân cũng chuẩn bị thêm mâm cỗ mặn để cúng Tết Đoan ngọ, trong đó món truyền thống là thịt vịt. Nguyên do là vì dân gian tin rằng thịt vịt tính mát, tốt cho cơ thể dịp nắng nóng.
- Như vậy, cứ đến Tết Đoan Ngọ, những món ăn để “giết sâu bọ” rất phong phú, đa dạng theo mỗi vùng miền. Nhưng dù là món ăn nào, trái cây gì, người Việt vẫn luôn hướng tới và duy trì một nét đẹp văn hóa, một thứ nét đẹp tâm linh đã trở thành truyền thống tự bao đời.
6. Thực hiện nghi thức giết sâu bọ
- Người xưa quan niệm, trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người. Loài sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.
- Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và diệt sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…
- Với trẻ em: Sáng sớm ngủ dậy khi trẻ còn ở trên giường cho trẻ ăn hoa quả, ít rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để diệt sâu bọ. Sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay, đánh răng rửa mặt.
- Với người lớn: Sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó bước chân ra khỏi giường uống một ít rượu (hoặc ăn một bát rượu nếp) cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.
- Tắm nước lá từ thiên nhiên
- Thông thường, vào ngày mùng 5 tháng 5, sau khi đã ăn cơm rượu để giết sâu bọ, mọi người sẽ tắm bằng nước đun lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre…
- Người xưa cho rằng, tắm lá mùi để mồ hôi toát ra, có cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho con người phấn chấn. Cách tắm này lại trị được cảm mạo bởi lá mùi là vị thuốc nam.
- Nên gội đầu, xông lá thơm
- Chống lại cái nóng oi bức của giờ ngọ (ngày hè), mọi người già, trẻ thường đun các loại lá như bưởi, mùi, tía tô, kinh giới, sả, tre… để tắm, xông phòng bệnh cảm mạo.
- Đặc biệt, phụ nữ còn gội đầu, mong muốn có một mái tóc đen, mượt, dài. Đây là một phương pháp chữa bệnh của người xưa, giúp cơ thể thải độc, tinh thần thư thái, phấn chấn.
7. Lễ cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ
- Chuẩn bị đàn lễ được cúng ngoài trời, được đặt quay mặt về hướng Nam.
- Mâm cúng lễ cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên gồm:
- Bàn lễ trải một tấm vải đỏ rộng
- Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt
- Các loại bánh chay, một mâm xôi
- 5 chén rượu năm màu trắng, đỏ, vàng, xanh, đen. Trong rượu có pha một chút hùng hoàng
- 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả
- Một chiếc lọng đỏ có viền vàng
- 5 chén nước trà năm hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá
8. Tết Đoan Ngọ ăn gì?
- Trái cây
- Vào ngày Tết Đoan Ngọ, trái cây không thể nào thiếu trên mâm cúng tổ tiên và bữa tiệc cùng gia đình. Tháng 5 Âm lịch là mùa của những trái vải, mận Hà Nội. Hương vị của trái cây ngọt bùi và chua thanh càng làm cho ngày Tết trở nên đậm đà.
- Còn ở miền Nam, trái cây được ưa chuộng để cúng ông bà và ăn bao gồm xoài, chôm chôm, dưa hấu, vải,… vì đây là các loại trái cây đặc sản của vùng này. Khi bày cúng và ăn các loại quả này người dân nơi đây gửi gắm mong ước mùa màng sẽ tươi tốt, mầm bệnh bị tiêu diệt, cây trái sinh sôi nảy nở.
- Bánh tro (Bánh ú tro)
- Bánh ú tro có nhiều tên gọi khác nhau như bánh ú, bánh gio và bánh âm và tuỳ theo vùng miền sẽ có nhiều biến thể và được gói dưới nhiều hình dạng khác nhau. Bánh được làm bằng gạo đã ngâm trong nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm và gói trong lá chuối.
- Bánh có vị ngọt vừa, mềm dẻo, màu trong đặc trưng, dễ ăn, dễ tiêu, mát ruột. Nếu là bánh tro không nhân thường được ăn với mạch nha hoặc đường mật mía.
- Thịt vịt
- Vào một vài ngày trước và cả trong dịp mùng 5/5 hàng năm, hầu như các khu chợ ở miền Bắc và miền Trung luôn rộn rã việc mua bán vịt sống vì các gia đình thường làm nhiều món từ vịt.
- Người miền Trung quan niệm rằng từ ngày 5/5 trở đi vịt đã bắt đầu vào mùa, trở nên béo, nhiều thịt hơn. Vì vậy vào ngày này hầu hết gia đình miền Trung sẽ chọn mua và chế biến các món ngon từ vịt như vịt luộc, vịt quay, vịt tiềm,…
- Cơm rượu nếp
- Cơm rượu hay cái rượu cũng là đặc sản rất được ưa chuộng để cúng và ăn ở cả 3 miền Bắc Trung Nam vào ngày 5/5, người dân tin rằng ăn cơm rượu và uống rượu vào ngày này giúp diệt sâu bọ rất tốt.
- Cơm rượu nếp là hỗn hợp được lên men từ nếp đã đồ thành xôi. Công đoạn bắt đầu từ nấu một chõ xôi nguyên hạt rồi rắc một lớp men lên, ủ trong ba ngày. Đặt thúng xôi này trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu trộn với cái. Sau khi hoàn thành cơm rượu nếp sẽ có vị ngọt thanh, cay đầu lưỡi, chua nhẹ nên dù già hay trẻ đều rất yêu thích món này.
- Chè hạt sen, chè đậu đen, chè trôi nước và chè kê
- 2 món chè không thể thiếu trong ngày này là chè hạt sen và chè đậu đen có tác dụng giải nhiệt cực tốt. Thời tiết tháng 5 mưa nắng thất thường dễ gây ra các loại bệnh vặt, nên việc ăn chè trong ngày này được nhiều người lựa chọn để phòng bệnh và cầu mong mang lại sức khoẻ.
- Món chè kế tiếp không còn quá xa lạ với văn hoá 3 miền khi góp mặt trong hầu hết các dịp quan trọng như Tết Nguyên Đán, cúng 23 tháng Chạp đưa Ông Táo về Trời, Tết Hàn Thực, đó là chè trôi nước. Và Tết mùng 5/5 Âm lịch cũng không ngoại lệ. Những viên chè tròn đầy, đẹp mắt, vị thơm ngọt ngào lại mang nhiều ý nghĩa nên được nhiều đời con cháu dùng để dâng cúng lên đất trời, tổ tiên cầu mong vạn sự may mắn.
- Cuối cùng là một món chè đến từ xứ Huế mỗi dịp mùng 5 tháng 5. Chè kê là chè được nấu từ hạt kê đã loại bỏ lớp vỏ, ngâm rồi đun sôi đến khi nở mềm. Sau đó người ta thêm nước đường cùng chút gừng vào nồi hạt kê đang sôi là đã hoàn thành. Chè có kết cấu sền sệt, màu vàng ươm, thơm phức và ngọt ngào nữa.
Xem thêm đặt mâm cúng tết đoan ngọ online
9. Dịch vụ nấu cỗ Tết Đoan Ngọ tại Circle Food
- Với kinh nghiệm hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nấu cỗ tại nhà, Circle Food sẽ mang tới đặt mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch tốt nhất cho các khách hàng.
Vậy là quý khách đã nắm được ý nghĩa của việc sinh vào ngày tết Đoan Ngọ rồi. Để đặt mua vui lòng inbox fanpage Circle Food.